Xoay quanh những thắc mắc xung quanh về việc tìm hiểu bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Ở bài viết dưới đây, Mẹ&Con sẽ liệt kê chỉ ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như cách kiểm soát cho những chị em sắp sinh hoặc đang mang trong mình sinh linh bé bỏng.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3, thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân xảy ra tiểu đường thai kỳ, đó là do trong quá trình mang thai, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển hoàn thiện.
Tuy nhiên, song song với điều này thì chúng lại làm giảm khả năng hỗ trợ vẩn chuyển và kiểm soát đường glucose của insulin. Hậu quả là khiến lượng đường trong mách máu tăng cao, dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
– Khát nước, hay thức giấc giữa đêm uống nước
– Buồn tiểu liên tục
– Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, cảm tưởng như kiệt sức
– Xuất hiện nhiều tưa lưỡi
– Lúc nào cũng thèm ăn, ăn “không kiểm soát”
– Mắt mờ đi trong thời gian ngắn
– “Cô bé” bị viêm nhiễm nhẹ
– Các vết thương ngoài da nếu có sẽ khó lành
Có khoảng 5% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Tác hại của bệnh tiểu đường thai kỳ
• Đối với người mẹ:
– Nguy cơ tiền sản giật cao gấp 4 lần so với những người bình thường.
– Thai to, khó sinh thường, dễ gây chấn sang khi sinh.
– Tỷ lệ mổ lấy thai cao, đồng nghĩa với việc rủi ro trong phẫu thuật cũng nhiều hơn.
– Hạ đường huyết, đa ối chiếm tỷ lệ khoảng 27 – 30%.
– Mắc các bệnh như nhiễm trùng, viêm bể thận, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, băng huyết sau sinh…
– Các biến chứng thai kỳ như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu…
• Đối với bé:
– Trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những trẻ khác. Nguy cơ này có thể gấp tới… 5,5 lần nếu trước khi mang thai mẹ đã bị tiểu đường và dư cân béo phì.
– Cân nặng quá lớn khiến hiều trường hợp có thể gãy xương hoặc liệt đám rối thần kinh cánh tay, tổn thương não trong quá trình sinh.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da, suy hô hấp, dị dạng thai nhi, đường huyết, hạ canxi huyết…
– Tỉ lệ tử vong chu sinh cao gấp 2 – 5 lần.
– Khi lớn trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp….
Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Thông qua những tác hại trên, chị em đã biết tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm như thế nào. Tuy nhiên, tin vui là chỉ có khoảng 5% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, và phần lớn căn bệnh này sẽ chấm dứt sau khi sinh.
Bên cạnh đó, 90% chị em đều có thể kiểm soát được bệnh nhờ kết hợp giữa chế độ ăn uống khóa học và luyện tập thể dục.
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, hạn chế các thực phẩm và đồ uống chứa đường. Tập các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ… Hoạt động sẽ giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đến các tế bào và sử dụng cho năng lượng.
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng tiêm insulin là cách mà các bác sĩ sẽ giúp bạn, nếu không tự mình làm giảm lượng đường trong máu bằng việc ăn uống hay tập thể dục.
Bên cạnh đó, có hai loại thuốc mang tên Glyburid và Metformin cũng được dùng để điều trị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, cần tuyệt đối ghi nhớ rằng phải có sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng.
Nói tóm lại, tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm nhưng không khó chữa. Chỉ cần lưu tâm đến cơ thể mình trong quá trình mang thai, mẹ hoàn toàn có thể chặn đứng căn bệnh kể trên.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!