Chế độ ăn thuần thực vật cũng giống với những chế độ ăn khác, tuy rằng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không áp dụng đúng và đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Sau đây là những thông tin liên quan đến chế độ ăn này để bạn hiểu hơn và thực hiện đúng cách tại nhà nhé!
Chế độ ăn thuần thực vật (Plant-Based Diet) là gì?
Chế độ ăn thuần thực vật (Plant-Based Diet) cũng giống như tên gọi của nó chính là chế độ ăn mà người thực hiện sẽ ăn dựa trên những thực phẩm, nguyên liệu từ thực vật trong suốt quá trình theo đuổi chế độ ăn của mình.
Nếu đã chọn bắt đầu ăn chế độ này, các bạn nên làm quen với việc sử dụng những thực phẩm “xanh” quen thuộc hàng ngày như: các loại đậu, hạt, trái cây, rau xanh, nấm… và hạn chế nhóm thực phẩm như: đồ ăn đóng hộp, thịt, cá, hải sản…
Ngày càng có nhiều bạn theo đuổi chế độ ăn thuần thực vật vì đây là chế độ ăn lành mạnh và được khuyến khích sử dụng vì mang đến nhiều hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe giúp cải thiện và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.
Các bạn có thể hiểu rằng đây là chế độ ăn giúp bạn detox cơ thể thường xuyên và liên tục. Từ đó góp phần cải thiện vóc dáng và sức khỏe nhanh chóng.
>> Xem thêm: 4 công thức Detox từ rau củ quả
Tuy nhiên, có một hiểu lầm rất lớn ở chế độ ăn này là nhiều bạn nghĩ rằng phải kiêng tất cả nhóm thực phẩm như: thịt, cá, hải sản, gia cầm… Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều bạn.
Vì chế độ ăn thuần thực vật khác với chế độ ăn chay trường là các bạn vẫn có thể dùng một lượng nhỏ: thịt, cá, hải sản, gia cầm… với một lượng nhỏ và không được dùng thường xuyên.
Chế độ ăn thuần thực vật thực hiện như thế nào?
Chế độ ăn thuần thực vật cũng giống với các chế độ ăn còn lại, để thực hiện thành công các bạn cần ghi nhớ những nhóm thực phẩm nên tránh và nên bổ sung. Đối với chế độ ăn này các bạn nên ghi nhớ 3 nhóm thực phẩm sau đây!
Các nhóm thực phẩm chính
Nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn thuần thực vật bao gồm những thực phẩm mà bạn phải có trong bữa cơm hàng ngày và đây cũng là nguyên liệu chính để chế biến món ăn của chế độ này.
Sau đây là 6 nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày của chế độ ăn thực vật:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, bắp (ngô), yến mạch, lúa mạch, diêm mạch…
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng…
- Rau xanh: Bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, cà rốt, rau chân vịt, cải thìa, cải xanh, cần tây, cần tàu, thì là, huế, cải ngọt, bắp cải trắng, bắp cải thảo…
- Trái cây: Cam, kiwi, bơ, nhóm trái cây nhiệt đới (dâu tây, mâm xôi, việt quất…), lựu, thơm, táo, cherry, ớt chuông…
- Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt sen, hạt dẻ, hạt điều…
- Các loại nấm: Nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm trứng…
Lưu ý: Khi dùng các thực phẩm này các bạn nên chọn nguyên liệu dưới dạng thô là không thông qua chế biến hay chế biến ít nhất có thể. Ngoài việc giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên, thì đây cũng là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Các nhóm thực phẩm có thể dùng ít
Bên cạnh những thực phẩm cần thiết để đảm bảo chế độ ăn thuần thực vật hoàn hảo các bạn cần ghi nhớ các nhóm thực phẩm sau đây để hạn chế đến mức tối đa nhé!
- Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu mè…
- Cá
- Thịt gà
- Sữa: Sữa hạt, sữa chua và phô mai
- Trứng
- Hải sản
Các nhóm thực phẩm cần tránh
Để đảm bảo chế độ ăn thuần thực vật hoàn hảo và tránh những vấn đề phát sinh, các bạn cần ghi nhớ nhóm thực phẩm tuyệt đối tránh để không ảnh hưởng đến quá trình theo đuổi chế độ ăn này.
Đây là nhóm thực phẩm quen thuộc hàng ngày nên việc tránh sẽ rất khó. Chính vì vậy, các bạn nên tập thói quen dùng ít dần và cắt hẳn khi theo chế độ ăn này.
- Thịt động vật: Thịt bò, thịt heo, thịt trâu, thịt đà điểu…
- Chất béo chuyển hóa: Dầu bắp, dầu cọ (nguyên liệu chính trong nhiều hãng dầu ăn hiện nay), thức ăn rán ngập dầu…
- Thực phẩm chay được chế biến sẵn (thường chứa nhiều phụ gia và có nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của cơ thể
- Thực phẩm từ động vật đã qua chế biến: Thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, chả, pate…
- Đồ ăn nhanh: khoai tây chiên, hamburger, bánh mì kẹp xúc xích, gà rán, khoai lang chiên giòn, hotdog…
- Đường tinh luyện và các đồ uống có gas: Đường, ngũ cốc có đường, bánh ngọt, soda, trà ngọt, nước trái cây, bánh quy, kẹo…
- Ngũ cốc tinh chế: Gạo trắng, mì ống trắng, Bánh mì trắng, các loại bột làm bánh thông dụng
- Thực phẩm tiện lợi, đóng gói sẵn: snack, thực phẩm đông lạnh, ngũ cốc chế biến sẵn, các dòng bánh quy chiên giòn, bánh gạo đóng gói sẵn
- Chất làm ngọt nhân tạo (đường hóa học)
Lợi ích của chế độ ăn thuần thực vật
Chắc hẳn thông qua nhóm thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn này, các bạn đã phần nào nắm được những lợi ích của chế độ ăn này đúng không nào?
Đây là chế độ ăn thuần thực vật mà bạn sẽ bổ sung một lượng chất xơ và chất đạm từ thực vật cao. Đồng thời chế độ ăn này cũng giúp bạn giảm một lượng lớn calo hấp thu vào cơ thể. Từ đó, mang đến hiệu quả giảm cân vô cùng tuyệt vời.
Chất xơ và chất chống oxy hóa là hai hàm lượng dưỡng chất dồi dào có trong những thực phẩm thuần thực vật giúp giảm tối đa lượng cholesterol hấp thu vào cơ thể. Đồng thời, giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
>> Top 13 thực phẩm giàu chất xơ
>> Dầu tía tô: giải pháo chống lão hóa da từ chuyên gia
Bên cạnh đó, việc sử dụng những thực phẩm thô, không qua nhiều bước chế biến sẽ giúp bạn hấp thu ít phụ gia, chất bảo quản sẽ giúp bạn ngừa bệnh cao huyết áp và có được trái tim khỏe.
Các loại vitamin, khoáng chất và chất béo tốt từ rau củ, trái cây… giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, cơ thể nhẹ nhàng và khiến làn da tươi tắn, căng mịn hơn.
Bên cạnh đó, việc hạn chế những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư và giảm lượng đường, mỡ trong máu. Giúp thận hoạt động nhẹ nhàng và tốt hơn.
Chế độ ăn thuần thực vật cũng giống với các chế độ ăn khác, cần thực hiện kiên trì và liên tục để mang đến hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ hiểu đúng về chế độ này để phát huy hết công dụng nhé! Chúc các bạn thành công.