Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn cảm thấy bực bội và cáu gắt khi đói? Theo đó, đây là một trạng thái tâm lý vô cùng bình thường ở con người. Chúng ta rất khó để kiểm soát tâm trạng và hành vi của mình khi đói bụng.

Việc cáu gắt khi đói được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, bạn có thể nổi nóng với tất cả những người xung quanh mình, kể cả những người mà bạn yêu thương chỉ vì… đói? Vì sao lại như thế và liệu có cách nào để khắc phục hay không? Cùng giải mã câu chuyện này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Vì sao chúng ta lại cáu gắt khi đói?

Việc cáu gắt khi đói thường đến từ các nguyên nhân sau đây:

Đường huyết giảm

Khi bạn đói bụng, không ăn, đường huyết trong cơ thể sẽ giảm xuống và khiến cho adrenaline, cortisol được giải phóng. Hai nhóm nội tiết tố này đóng vai trò giúp lượng đường huyết trong cơ thể được ổn định ở mức bình thường.

Tuy nhiên, khi giải phóng  adrenaline và cortisol thì cũng đồng nghĩa với việc tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng, bạn trở nên cáu gắt hơn và dễ bực bội hơn. Điều này thường gặp ở những người thường xuyên bỏ bữa sáng. Họ sẽ hay bực tức, cáu gắt và nổi nóng vô cớ.

Vì sao chúng ta lại cáu gắt khi đói

Do ảnh hưởng của nội tiết tố

Một nguyên nhân khác khiến bạn cáu gắt khi đói chính là do nội tiết tố Neuropeptide Y (NPY). Cụ thể, Neuropeptide Y (NPY) càng cao thì bạn càng dễ cáu gắt. Khi bạn đói bụng, Neuropeptide Y (NPY)sẽ được tiết ra để thông báo với cơ thể bạn cần nạp thêm thức ăn để hoạt động. 

Vì thế, lúc này, bạn dễ cảm thấy khó chịu và muốn nổi nóng với tất cả mọi người xung quanh mình.

Do đường huyết

Tùy theo từng người mà việc cáu gắt khi đói sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy nhiều người trở nên giận dữ, bực tức khi đường huyết hạ thấp. Khi bạn bỏ đói cơ thể của mình, lượng đường huyết của cơ thể sẽ hạ thấp xuống và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn.

Ngoài ra, khi bạn đói bụng và chưa kịp ăn bữa chính thì bạn thường có xu hướng ăn vặt tạm thời, lựa chọn các loại thức ăn có nhiều đường như chocolate, bánh quy, kẹo, đồ ngọt,… Các món ăn này sẽ giúp bạn tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn ỷ y và bỏ quên việc ăn bữa chính, từ đó khiến bạn trở lại với tình trạng tụt đường huyết và khiến bạn lại tiếp tục gặp tình trạng cáu gắt khi đói.

nguyên nhân cáu gắt khi đói

Làm sao để ngăn chặn chứng cáu gắt khi đói?

Rất dễ gặp phải tình trạng cáu gắt khi đói. Vậy phải làm sao nếu bạn đang quay cuồng với công việc, có một ngày bận rộn và chưa thể ăn gì? Hoặc làm sao nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho một bữa ăn?

Dưới đây sẽ là một số lưu ý dành cho bạn nếu bạn là một người thường xuyên thay đổi tâm trạng của mình chỉ vì đói bụng. Việc áp dụng các mẹo dưới đây có thể hữu ích trong việc cải thiện tình trạng cáu gắt khi đói của bạn:

Ăn ít nhưng chất lượng

Bạn có thể không ăn nhiều vì không có đủ thời gian. Tuy nhiên, hãy ăn một bữa ăn thật chất lượng và giàu chất dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt, lưu ý để bữa ăn có đủ carbs, chất béo lành mạnh và protein không mỡ. Đừng quên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ trong bữa ăn của bạn.

Như vậy, bạn có thể no lâu hơn mà không cần phải lo tình trạng trở nên đói liên tục và bị cáu gắt khi đói.

Ăn vặt lành mạnh

Nếu bạn chưa kịp ăn bữa chính và cảm thấy đói bụng, bạn có thể ăn vặt. Nhưng hãy chú ý để ăn vặt sao cho lành mạnh nhất. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế chọn các món ăn vặt nhiều đường bởi bạn có thể mắc hội chứng nghiện đường vô cùng nguy hiểm.

Thay vào đó, bạn có thể chọn ăn rau củ, trái cây hoặc sữa chua. Như vậy, bạn có thể tạm thời kiểm soát cơn cáu gắt để làm việc hiệu quả hơn và không có những lời nói, hành vi gây tổn thương những người xung quanh mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ăn vặt chỉ là cách tạm thời để tránh tình trạng cáu gắt khi đói. Điều quan trọng vẫn là ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tránh tâm trạng thay đổi.

hạn chế cáu gắt khi đói

Nghỉ ngơi khi bạn stress

Stress có thể làm gia tăng những cảm xúc tiêu cực khi bạn đói. Vì thế, nếu cảm thấy đang quá áp lực, hãy cho bản thân mình thời gian được nghỉ ngơi. Bạn có thể đứng dậy đi dạo, hít thở không khí trong lành để thư giãn. Điều này cũng giúp bạn ổn định tâm trạng và kiểm soát được lời nói, hành vi của mình.

Vận động cơ thể thường xuyên

Một bí quyết để bạn có thể khắc phục được việc cáu gắt khi đói đó chính là hãy vận động cơ thể của mình. Đi bộ giữa giờ làm việc hay đơn giản chỉ là vươn vai, vặn mình cũng giúp bạn xua tan cơn buồn ngủ và lấy lại cảm xúc vui vẻ, có được năng lượng tích cực. Khi bạn vận động, cơ thể của bạn sẽ tiết ra hormone khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và không còn phản ứng tiêu cực trong mọi tình huống.

Dĩ nhiên, những mẹo trên cũng chỉ là cách “chữa cháy” để bạn không bị cáu gắt khi đói. Điều quan trọng hơn hết vẫn là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh bản thân mình rơi vào tình trạng đói bụng bởi nếu bỏ bữa thường xuyên thì ngoài cáu gắt, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác như hạ đường huyết, đau dạ dày đấy!

Hãy yêu thương sức khỏe của mình và ăn uống đầy đủ để tránh cáu gắt khi đói làm tổn thương đến những người xung quanh chúng ta bạn nhé!

Bài viết liên quan