Mẹ và Con - Chắc hẳn trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ không vô tình làm sai việc gì đó hay thậm chí một sự việc xảy ra xung quanh bạn cũng đủ làm bạn có cảm giác tội lỗi. Đây là một cảm xúc tiêu cực thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần.

Cảm giác tội lỗi thường kéo dài rất lâu và tần suất lặp lại khá nhiều lần. Nhiều trường hợp mỗi ngày chúng ta phải đối diện với nhiều lần cảm thấy lỗi đó thuộc về bản thân.

Cảm giác tội lỗi là gì?

Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc quen thuộc nhưng phức tạp, thường xảy ra khi bản thân thấy có lỗi với người khác hay chính bạn. Đôi khi cảm xúc này xuất hiện không xuất phát từ lỗi lầm của chính bạn.

Cảm xúc này thường được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau và thường kéo dài trong nhiều ngày, đôi khi sẽ được bộc lộ dưới dạng sự giận dữ khó chịu. Tuy nhiên nhiều trường hợp cũng xuất hiện dưới dạng im lặng và một mình chịu đựng cảm xúc tiêu cực này. Hậu quả của cảm xúc này chính là ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần.

Nguyên nhân của cảm xúc tội lỗi 

  • Lo lắng và sợ hãi: Sau một sự cố trong cuộc sống chúng ta thường tự đặt câu hỏi cho bản thân như: Nếu như mình làm như vậy thì chuyện hôm đó có thể đã khác? Sự cố này có phải xuất phát từ mình hay không?… Chính những cảm xúc hỗn loạn này sẽ dẫn đến rối loạn cảm xúc và sinh ra tội lỗi với sự cố đó.
  • Sự mất mát: Chính sự quen thuộc sẽ khiến bạn nảy sinh cảm xúc tội lỗi, tự trách bản thân. Ví dụ như chú chó thân yêu của bạn mất bạn sẽ cảm thấy sự mất mát và không chấp nhận được sự thật này. Tiếp đến các bạn sẽ cảm thấy bản thân mình đã không đối xử tốt với chúng và hàng trăm giả thuyết “giá như” sẽ xuất hiện trong suy nghĩ của bạn.
  • Thất vọng với bản thân: Đây là cảm xúc quen thuộc đối với nhiều người. Luôn tự trách rằng tại sao mình không thể làm tốt hơn, tại sao mình không làm như vậy… điều này sẽ trở thành một vòng lặp khiến cảm thấy tội lỗi.
  • Buồn bã và chán nản: Mỗi ngày chúng ta đối mặt với vô vàn khó khăn và áp lực từ công việc cũng như cuộc sống. Những điều chán nản và căng thẳng này thường khiến chúng ta để ý nhiều hơn là cảm xúc tích cực xung quanh. Về lâu dẫn nếu không tìm được cách giải tỏa đúng có thể dẫn đến trầm cảm.

giải tỏa cảm giác tội lỗi

Cách thoát khỏi cảm giác tội lỗi

Thừa nhận lỗi lầm của bản thân

Nhiều người thường dùng cách phớt lờ đi lỗi lầm của bản thân để tránh cảm giác tội lỗi. Tuy nhiên đây không phải là cách hữu ích. Việc không thừa nhận lỗi lầm của bản thân có thể phần nào xoa dịu cảm xúc tiêu cực nhưng không thể che giấu được cảm xúc này một cách lâu dài. Để tìm được cách thoát khỏi cảm giác này hiệu quả các bạn nên tìm hiểu và nhận lỗi của bản thân. Dù cách này sẽ làm bạn thấy khó chịu.

Những cách giúp bản thân thừa nhận tội lỗi như:

  • Dành thời gian để suy ngẫm lại việc đã làm
  • Có thể ghi lại những trạng thái tiêu cực vào nhật ký của mình, viết ra những tâm trạng này có thể giúp bạn phần nào trút đi gánh nặng trong lòng
  • Thay thế việc phán xét bản thân, dùng cách suy nghĩ thấu đáo về những việc đã xảy ra

*Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhận lỗi về bản thân thì thiền, yoga, viết nhật ký sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, giúp bạn dễ dàng chấp nhận những cảm xúc khó chịu nhất.

Xác định nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tội lỗi

Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực này các bạn nên ngay lập tức tìm hiểu về nguyên nhân gây ra cảm xúc này. Nếu nguyên nhân thuộc về bạn thì đây là một cảm xúc bình thường, nhưng cảm giác tội lỗi cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân không hề liên quan đến bạn. Tiếp đến bạn hãy tự an ủi bản thân bằng suy nghĩ tích cực như: “nếu như mình có mặt tại đó cũng không thể thay đổi được gì?”… điều này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng nhanh chóng hơn.

tích cực

Xin lỗi và thay đổi bản thân

Tuy rằng một lời xin lỗi sẽ không thể nào thay đổi được kết quả của bất kỳ việc gì, tuy nhiên lời xin lỗi chân thành và đúng thời điểm sẽ giúp bạn phần nào sửa chữa được lỗi lầm. Bằng cách thể hiện sự chân thành sẽ giúp người khác thấy được an ủi kịp thời. Hơn nữa bạn cũng sẽ thấy nhẹ lòng hơn thay vì cứ bị ám ảnh bởi lỗi lầm của bản thân. Tuy nhiên các bạn hãy cam kết với bản thân rằng mình sẽ sửa đổi tốt hơn sau lời xin lỗi nhé!

Bạn có thể sẽ không nhận được sự tha thứ ngay lập tức, thậm chí là mãi mãi vì chắc hẳn các bạn cũng đã biết không phải lúc nào lời xin lỗi cũng hàn gắn được niềm tin đã tan vỡ. Tuy nhiên một câu xin lỗi chân thành sẽ giúp bạn thổ lộ được cảm xúc của bản thân và cho đối phương thấy rằng bạn đang cảm giác tội lỗi và muốn sửa lỗi bản thân. Để có lời xin lỗi chân thành, bạn cần thừa nhận những việc mình làm, tỏ ra hối hận, tránh bào chữa, xin tha thứ và thể hiện sự hối hận bằng hành động.

Rút ra bài học từ những sai lầm

Không phải lúc nào bạn cũng có thể hàn gắn được mọi tình huống hay sai lầm của bản thân. Một số lỗi lầm sẽ phải đánh đổi bằng một mối quan hệ quý giá. Cảm giác tội lỗi, buồn bã, mất mát thường bám theo bạn rất lâu và khó có thể thoát ra được. Trước khi có thể bỏ lại quá khứ, các bạn hãy chấp nhận nó. Học cách nhìn lại và suy ngẫm về lỗi lầm của bản thân sẽ cho bạn nhiều bài học quý giá:

  • Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là gì? 
  • Cần làm gì để thay đổi?
  • Lỗi lầm này đã giúp bạn hiểu được gì về bản thân?

Xây dựng lòng trắc ẩn

Một sai lầm không thể làm bạn ngay lập tức trở thành người xấu, người có cảm giác tội lỗi thường tự đưa ra những lời chỉ trích về bản thân một cách gay gắt. Tuy nhiên nếu bạn chỉ hình thành duy nhất một cảm giác chỉ trích bản thân sẽ không thể cải thiện mọi thứ. Thậm chí việc bạn sẽ nhận về những hậu quả nhất định, rõ rệt nhất chính là tổn thương về mặt tinh thần. 

Thay vì cứ xấu hổ về bản thân, hãy nhớ lại những điều tốt đẹp mà bản thân từng làm trước đây. Chính những ưu điểm của bản thân sẽ giúp bạn có động lực để sửa chữa lỗi lầm của mình. Nhắc nhở bản thân về giá trị của bản thân sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin, hạn chế hình thành cảm xúc tiêu cực.

Tha thứ cho chính mình

Bước cuối cùng bạn cần làm để xoa dịu cảm giác tội lỗi của bản thân chính là học cách tha thứ. Tha thứ cho chính mình có nghĩa là bạn đang thừa nhận sai lầm. Sau đó, các bạn có thể nhìn về tương lai tốt đẹp mà bạn sẽ không phạm phải sai lầm đó nữa. Cách thoát khỏi cảm giác tội lỗi này sẽ giúp bạn chấp nhận sự thật “con người không ai là hoàn hảo”.

xây dựng tinh thần tích cực

Tự tha thứ bao gồm bốn bước chính:

  • Chịu trách nhiệm cho hành động đã làm
  • Bày tỏ sự hối hận và không để nó chuyển thành sự xấu hổ
  • Sẵn sàng sửa đổi lỗi lầm bạn đã gây ra
  • Tin tưởng và cho bản thân cơ hội để làm tốt hơn

Cảm giác tội lỗi cũng giống như các cảm xúc tiêu cực khác, bạn không thể tránh cảm xúc này mãi. Chính vì vậy, tìm cách thoát khỏi cảm xúc tiêu cực này là biện pháp hiệu quả giúp bạn xây dựng tinh thần tích cực và hoàn thiện bản thân hơn.

Bài viết liên quan