Một trong những cách tự nhiên làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh là làm bé hắt hơi nhằm loại bỏ sự tắc nghẽn cùng những chất nhầy dư thừa tích tụ bên trong. Tuy vậy, nếu con vẫn còn khó chịu, mẹ có thể áp dụng 5 cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để vệ sinh đường hô hấp cho con yêu nhé.
Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Dùng các chai nhỏ mũi có thành phần muối là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, thậm chí là với các bé trong độ tuổi tập đi. Vệ sinh mũi bé đúng cách bằng nước muối sinh lý là biện pháp đơn giản.
Mẹ chỉ cần đặt trẻ nằm xuống, nhẹ nhàng nghiêng đầu con một chút, sau đó nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Biện pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp giảm hiện tượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thông đường thở cho trẻ tốt hơn.
Nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
Những sản phẩm như ống cao su xịt mũi hay máy hút mũi có thể loại bỏ chất nhầy khỏi mũi bé hiệu quả. Để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh dưới 3 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng dung dịch isotonic (cùng nồng độ muối như chất lỏng cơ thể) vì tính nhẹ dịu.
Đối với các bé lớn hơn, mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh chứa hypertonic (có nồng độ muối cao hơn so với các chất lỏng cơ thể) để vệ sinh mũi cho con. Phần lớn những loại nước rửa mũi cho bé đều có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc.
Hướng dẫn pha dung dịch vệ sinh bằng nước muối
Dung dịch nước muối giúp làm lỏng, giảm bớt các chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường mũi của trẻ. Tuy vậy, mẹ tránh áp dụng phương pháp này trên 4 lần/ngày. Bạn có thể pha dung dịch rửa mũi cho con như sau:
- Lấy 1/4 thìa cà phê muối hòa với 1 ly nước sôi.
- Để nguội.
- Lưu ý: Chỉ dùng dung dịch này trong 3 ngày, sau đó cần làm dung dịch mới.
Cách nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ
- Giữ bé nằm yên, đặt đầu trẻ cao hơn một chút.
- Nhẹ nhàng nhỏ khoảng 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi con, chờ khoảng 30 – 60 giây.
- Nghiêng người bé sang một bên để làm khô mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi cho con.
- Lau quanh lỗ mũi, tránh xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Lưu ý làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần dùng.
Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách với ống bơm, mẹ nên thực hiện theo những bước sau:
- Giữ trẻ ở tư thế ngồi, bóp không khí khỏi ống bơm và giữ tay nắm.
- Đặt đầu ống bơm vào trong lỗ mũi, lưu ý tránh đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút dịch nhầy ra ngoài.
- Nhẹ nhàng rút ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của trẻ, sau đó thấm dịch nhầy bằng khăn giấy.
- Cần vệ sinh ống bơm với nước sạch sau mỗi lần dùng.
Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng bóng hút mũi
Trong những cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, một số mẹ dùng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như bóng hút mũi để rửa mũi, đều nhận xét sản phẩm ít gây xâm lấn, hiệu quả cao và dễ dùng hơn so với ống bơm. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, cụ thể:
- Mẹ rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé.
- Cho bé nằm ngửa, mặt hướng trần nhà. Một người giữ trẻ ở tư thế này hay quấn lại bằng khăn, giữ tay bé ở hai bên hông.
- Nhẹ nhàng nhỏ vào một bên mũi của trẻ khoảng 3 – 4 giọt nước muối (hoặc theo chỉ định từ bác sĩ ). Giữ nguyên trẻ ở tư thế này khoảng 1 phút.
- Trước khi đưa vòi hút vào mũi trẻ, mẹ dùng ngón cái để bóp xẹp phần bóng.
- Nhẹ nhàng đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi trẻ tới khi bịt kín mũi của trẻ.
- Ngón cái buông nhẹ để hút không khí vào lại trong bóng. Khi đó, lực hút sẽ kéo theo dịch nhầy trong mũi vào bóng.
- Nhẹ nhàng lấy vòi hút ra khỏi mũi trẻ, bóp bóng đẩy dịch nhầy mũi vào khăn giấy.
- Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại từ bước 3 tới bước 7. Mỗi bên mũi của trẻ nên được vệ sinh nhiều lần nhằm lấy sạch dịch nhầy.
- Lau sạch dịch nhầy mũi xung quanh bên ngoài mũi trẻ bằng khăn giấy.
- Lưu ý vệ sinh súc rửa, lau sạch bóng hút mũi với nước xà phòng ấm sau mỗi lần dùng.
Nhỏ mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng
Hút đờm dãi trong miệng và họng là cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một số trường hợp gồm:
- Dịch nhầy không lấy ra được bằng ống xy-lanh hay máy hút.
- Trẻ thở có âm thanh bất thường.
- Bé cần nhiều khí oxy hơn.
- Trẻ gặp nhiều khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn.
Bác sĩ thường đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào một chiếc ly. Sử dụng một ống kết nối thiết bị hút để hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, sử dụng công tắc để giữ nước lại.
Tiếp theo nhẹ nhàng luồn ống vào một bên mũi của trẻ cho tới khi chạm vào phần sau cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra nhằm làm loãng đờm dãi rồi hút đờm dãi vào ống. Cuối cùng rút ống ra ngoài. Biện pháp này được tiến hành nhiều lần cho tới khi trẻ thở dễ dàng hơn.
Nhỏ mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
Đầu tiên, mẹ nên mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong khoảng vài phút cho tới khi phòng có nhiều hơi nước. Tiếp theo, mẹ ngồi với con trong phòng tắm khoảng một lúc. Biện pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh này có thể giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
Để giúp bé thở dễ hơn, mẹ nên cho con uống nhiều nước và sử dụng máy xông hơi. Với cách này, chất nhầy trong mũi sẽ trở nên loãng, dễ trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đơn giản, hiệu quả cao.
Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương
Khi bé bị khó thở, mẹ nên hỗ trợ con bằng cách đặt gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Bên cạnh đó, không khí quá khô cũng có thể khiến đường hô hấp khó chịu. Vì thế, mẹ có thể dùng máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp cho con cưng nhé.
Vệ sinh mũi là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho con yêu và giúp bé thoải mái hơn, phòng tránh các bệnh hô hấp ở trẻ. Qua bài viết này, các mẹ chắc hẳn đã biết cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không khó, quan trọng là mẹ nên thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu có thể, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.