Mẹ và Con - Với mẹ sau sinh, tình trạng tắc tia sữa, sữa vón cục rất dễ gặp khi sữa về quá nhiều. Hãy tìm hiểu các cách làm tan cục sữa tắc để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.

Tình trạng tắc tia sữa nổi cục có thể xuất hiện ở bất kỳ mẹ sau sinh nào. Trong đó, tình trạng này thường gặp nhất ở các mẹ không vệ sinh bầu ngực sạch hay ở người có sữa quá nhiều, dẫn tới dư thừa và tắc nghẽn do sữa thừa tích tụ lại khi trẻ không bú hết. Vậy cách làm tan cục sữa tắc là như thế nào?

Nguyên nhân gây ra cục sữa tắc

Hiểu rõ nguyên nhân gây ra cục sữa tắc sẽ giúp mẹ dễ dàng áp dụng những cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó chịu này như:

  • Máu lưu thông kém: Thể trạng của mẹ sau sinh thường yếu, kèm theo mất máu sau sinh, nên rất dễ dẫn tới tình trạng máu huyết lưu thông kém khi không được chăm sóc tốt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tắc tia sữa vón cục ở phụ nữ sau sinh.
  • Trẻ bú sai khớp ngậm: Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các mẹ sinh con lần đầu. Bởi lúc này, mẹ chưa quen với việc cho trẻ bú. Khi con bú đúng cách, sữa thường chảy ra đều, về đều hai bên. Nếu sữa chảy không đều về hai bên ngực có thể làm hình thành cục sữa tắc.
  • Mặc áo ngực sai kích cỡ: Khi cho con bú, kích thước vòng 1 của mẹ thường sẽ lớn hơn thời con gái. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại không để ý điều này. Họ vẫn chọn những loại áo ngực quá chật, làm bầu ngực bị bó chặt, dẫn tới tắc tia sữa.
  • Vệ sinh bầu ngực sai cách: Bầu ngực nếu không được vệ sinh trước và sau khi cho con bú, cũng dễ dẫn tới tình trạng tắc tuyến sữa do viêm nhiễm ở đầu vú.
  • Ít hút sữa: Khi con không bú hết, mẹ lại không hút sữa cạn ra ngoài, dẫn tới tình trạng sữa dư thừa, gây tắc và vón cục.
  • Không cho con bú thường xuyên: Vì một vài nguyên nhân mà mẹ không cho con bú thường xuyên, cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
  • Stress sau sinh: Sau sinh, mẹ thường chịu nhiều áp lực từ việc nuôi con, trẻ hay quấy khóc hoặc kén ăn, ngủ không đủ giấc… Tình trạng căng thẳng này kéo dài cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình kích thích núm vú tiết sữa, gây tắc tia và vón cục ở nhiều mẹ.

nguyên nhân và cách làm tan cục sữa tắc

Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả tức thì

Mẹ có thể tham khảo các cách làm tan cục sữa tắc đơn giản dưới đây để sớm cải thiện tình trạng này:

Thường xuyên cho con bú

Khi trẻ bỏ bú hoặc bú ít, sữa mẹ về quá nhiều thường gây tắc sữa vón cục. Do đó, nếu có thể, bạn nên cho trẻ bú theo cữ một cách đều đặn. Mẹ cũng nên cho con bú đều hai bên, để hạn chế tình trạng sữa ra hai bên ngực không đều.

Để bé bú được nhiều hơn, bạn hãy điều chỉnh tư thế bế trẻ khi cho bú, đảm bảo con bú đúng theo khớp ngậm. Cách làm tan cục sữa tắc này không chỉ giúp tránh đau nhức và khó chịu mà còn giảm thiểu nguy cơ bị nứt cổ gà.

Massage ngực

Massage bầu ngực là một trong những cách làm tan cục sữa tắc được nhiều mẹ áp dụng. Đối với cách làm tan cục sữa tắc này, mẹ có thể tự thực hiện hay nhờ người thân hỗ trợ. Massage sẽ giúp những cục sữa vón được mềm, tan dần rồi chảy ra ngoài.

Mẹ hãy dùng tay massage bầu ngực, xoa theo hình tròn với lực mạnh để nhanh chóng làm tan cục sữa. Thực hiện lần lượt mỗi bên, một bên khoảng 20 – 30 vòng, tiếp đó xoay theo chiều ngược lại. Để tăng hiệu quả, bạn nên massage mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng, thực hiện ngay khi vừa bị tắc sữa.

cách làm tan cục sữa tắc là massage vùng ngực

Chườm ấm

Khi massage không đạt hiệu quả như mong đợi, mẹ có thể thử chườm ấm nhé. Phương pháp này sẽ làm giãn những mao mạch và động mạch nhỏ, giúp tăng tuần hoàn, giảm cơn co thắt và giảm đau ở bầu ngực.

Khi áp dụng cách làm tan cục sữa tắc này, mẹ nên dùng chai thủy tinh rồi đổ nước ấm (41 – 60°C), sau đó lăn xung quanh bên ngực có cục sữa tắc. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn ấm, đắp lên bầu ngực để giúp cục sữa tắc nhanh tan hơn. Mỗi ngày, chườm ấm khoảng 4 – 5 lần, 15 – 20 phút/lần sẽ giúp tan cục sữa tắc hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Một số thói quen của chị em có thể dẫn tới tình trạng tắc tia sữa như uống ít nước, dùng áo ngực chật… Để khắc phục tình trạng tắc tia sữa, bạn nên thay đổi các thói quen này bằng việc uống nhiều nước, tăng cường ăn các món thanh mát, ăn uống đầy đủ chất, mặc quần áo thoải mái.

Hút sữa thừa sau mỗi cữ bú

Nếu mẹ có nhiều sữa mà con bú không hết sau một cữ, bạn rất dễ bị tắc sữa. Vì thế, nếu mỗi cữ bú mà trẻ bú không hết, bạn hãy hút sữa thừa để ngăn ngừa tình trạng này nhé. Đây cũng là cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả mà nhiều mẹ dễ bỏ qua.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tắc tia sữa vón cục là tình trạng không quá nguy hiểm khi được xử lý ngay từ sớm. Tuy nhiên, khi đã áp dụng những cách làm tan cục sữa tắc nhưng không hiệu quả, kèm theo xuất hiện của những triệu chứng sau đây, bạn nên nhanh chóng đi khám ngay:

  • Khu vực xung quanh bầu ngực xuất hiện những khối u đỏ, kích thước khối u tăng dần theo thời gian.
  • Bạn bị sốt cao liên tục, xuất hiện những triệu chứng như cảm cúm.
  • Tình trạng đau nhức không thuyên giảm mà tăng dần, ngực lúc nào cũng nóng ran, cứng như đeo đá.
  • Luôn cảm thấy nóng bức và khó chịu.

cách làm tan cục sữa tắc là nên đi khám

Một số cách làm tan cục sữa tắc trong bài viết này hy vọng sẽ giúp ích được cho mẹ Nếu không xử trí mà để tình trạng tắc sữa kéo dài, bạn có nguy cơ có bị sốt cao, rét run, áp xe vú. Vì thế, khi có biểu hiện tắc tia sữa, mẹ bỉm nên có cách làm tan cục sữa tắc càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng viêm nhiễm quá nặng, làm suy giảm sức khỏe và tinh thần, thậm chí là làm mất sữa hoàn toàn.

Bài viết liên quan