Trà kombucha là một loại đồ uống mang vị chua ngọt. Thức uống này được lên men từ nước trà và đường. Không chỉ có các lợi ích sức khỏe từ trà, kombucha còn cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột của bạn. Hãy cùng tìm hiểu cách làm kombucha thế nào và lợi ích tuyệt vời của thức uống này với sức khỏe nhé.
Kombucha là gì?
Trước khi tìm hiểu cách làm kombucha, bạn hãy cùng khám phá kombucha là gì nhé. Thức uống này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó đến Nhật Bản, Nga. Thức uống này dần trở nên phổ biến tại châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Từ đó, cách làm kombucha được nhiều người quan tâm hơn.
Với các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cách làm kombucha đang được nhiều người quan tâm
Những thành phần cơ bản của kombucha là men, đường, nước trà đen hoặc trà xanh. Hỗn hợp này thường cần ủ trong một tuần hoặc lâu hơn. Trong quá trình ủ, các vi khuẩn và axit hình thành trong nước trà, kèm lượng nhỏ cồn.
Các vi khuẩn và axit tạo thành một lớp tương tự thạch trên bề mặt nước trà (scoby). Đây là một thể cộng sinh của vi khuẩn, nấm men. Bạn có thể dùng scoby để làm giống lên men nước trà và đường để có được nhiều kombucha hơn.
Vi khuẩn trong thức uống này gồm vi khuẩn axit lactic. Đây là dạng lợi khuẩn probiotic. Ngoài ra, kombucha còn chứa lượng vitamin B dồi dào.
Những lợi ích của kombucha
Kombucha là loại thức uống có lợi cho các hoạt động của hệ tiêu hóa. Thức uống này giúp thải độc tố và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, kombucha còn được biết tới với khả năng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh lý ở tim và ung thư. Tuy vậy, hiện tại vẫn cần thực hiện thêm nghiên cứu để chứng minh các tác dụng này của kombucha.
Quá trình lên men tạo ra lợi khuẩn sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn được hình thành, giúp cải thiện tình trạng đau bụng tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho người dùng.
Vì được làm từ trà, kombucha mang đến các lợi ích tương tự trà xanh. Thức uống này có nhiều hợp chất sinh học như polyphenol, có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị hư hại.
Trà xanh còn giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Theo một số nghiên cứu trên động vật, kombucha có khả năng làm giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chứng minh các tác dụng này trên con người.
Một lưu ý trong cách làm kombucha: Khi thực hiện sai cách có thể hình thành vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại, thay vì những men vi sinh có lợi.
Cách làm kombucha đơn giản tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200g đường vàng/trắng
- 10g trà đen
- 500ml nước sôi
- 1,5l nước nguội
- 250ml nước trà mồi và scoby
Chuẩn bị dụng cụ
- Bình thủy tinh khoảng 3-4l
- Vải che và dây buộc
- Muỗng/đũa/vá.
Lưu ý về nguyên liệu và dụng cụ làm kombucha
- Trà mồi chính là nước trà được lên men từ mẻ trước. Scoby là khuẩn lạc cộng sinh của vi khuẩn và nấm men. Scoby trông tương tự con giấm.
- Bình thủy tinh cần được tiệt trùng nhiều lần với nước sôi.
- Vải che nên có độ dày vừa phải để tránh bụi, côn trùng xâm nhập bình trà, đồng thời tạo độ thoáng khí, hỗ trợ những vi sinh vật trong kombucha phát triển tốt. Bạn có thể sử dụng vải linen, vải cotton, vải mùng gấp thành nhiều lớp.
Cách làm kombucha
- Sử dụng bình thủy tinh để hãm 10g trà và 500ml nước sôi khoảng 5 phút, sau đó lọc bỏ bã trà.
- Thêm 200g đường vào trong nước trà đã hãm và khuấy tan.
- Cho vào 1,5l nước nguội. Bạn nên sử dụng nước đã được xử lý qua vòi lọc.
- Chờ tới khi bình nước nguội hoàn toàn, sau đó cho trà mồi và scoby vào.
- Sử dụng vải che miệng bình, dùng dây buộc chắc, đặt bình ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
Cách làm kombucha không quá phức tạp, phù hợp để thực hiện ngay tại nhà
Dấu hiệu để nhận biết cách làm kombucha thành là sau 2-3 ngày, nước trà sẽ xuất hiện một màng mỏng ở trên. Đó chính là scoby mới hình thành.
Đối với các trường hợp trà bị hỏng, bề mặt trên của trà sẽ có những đốm với màu sắc như trắng, đen, xanh, cam…, đồng thời xuất hiện sợi. Tình trạng này cho thấy kombucha đã bị nhiễm nấm mốc. Lúc này, điều duy nhất bạn có thể làm là hủy mẻ trà, khử trùng bình sạch với nước sôi nhiều lần, làm lại mẻ mới.
Những dụng cụ dùng trong quá trình làm kombucha cũng cần được tiệt trùng với nước sôi nhiều lần, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trước khi sử dụng.
Lưu ý khi làm kombucha
Vào ngày thứ 3, bạn sẽ thấy một scoby mới. Đây chính là là scoby con hình thành trên bề mặt nước trà, phía trên scoby giống (scoby mẹ). Bình ủ của bạn có đường kính bao nhiêu, thì scoby mẹ và scoby con sẽ có đường kính bấy nhiêu. Lâu dần, scoby con sẽ càng dày hơn. Màu nước trà cũng dần nhạt đi.
Khi lên men, scoby mẹ có thể nổi lên trên hay chìm xuống dưới đáy bình. Tình trạng này là bình thường, đừng lo lắng nhé. Đặc biệt, quá trình lên men sẽ sinh ra khí gas, bản chất là khí cacbonic.
Bạn nên tìm kiếm cách làm kombucha đúng chuẩn để thưởng thức trọn vẹn hương vị
Vì thế, bạn sẽ thấy bọt khí ở giữa lớp nước trà và scoby con. Điều này có thể làm cho scoby con bị đẩy lên cao, tách biệt ra khỏi bề mặt trà. Do đó, bạn nên thường xuyên nghiêng nhẹ bình để bọt khí thoát ra, hỗ trợ scoby con chạm bề mặt nước trà.
Sau nhiều lần thực hiện cách làm kombucha, bạn sẽ nhận biết được khi nào nên thu hoạch. Khi nếm thử trà, nếu còn ngọt và chưa được vị chua mong muốn, bạn hãy để trà lên men lâu hơn cho tới khi đạt độ chua đúng ý nhé.
Kombucha là một loại trà lên men hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, dễ uống, đồng thời mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết cách làm kombucha tại nhà để cùng thưởng thức với những người thân yêu nhé!