Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, dù ở nhà hay khi làm việc. Khi bị bỏng, hầu hết mọi người đều cảm thấy đau rát. Nếu vết bỏng nhẹ và không nguy hiểm, bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm đau rát khi bị bỏng mà Tạp chí Mẹ và Con chia sẻ dưới đây nhé.
Những trường hợp có thể giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà?
Thực tế, không phải tất cả các trường hợp bị bỏng đều có thể tự điều trị tại nhà. Khi bị bỏng, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần giữ bình tĩnh và quan sát vết thương để đánh giá mức độ nghiêm trọng. Dựa trên mức độ tổn thương, bỏng được chia thành 4 cấp độ cơ bản như sau:
- Bỏng cấp 1: Là bỏng nhẹ, vùng da bị đỏ, đau rát và hơi sưng nhưng không phồng rộp. Thường không gây biến chứng nghiêm trọng và hiếm khi để lại sẹo.
- Bỏng cấp 2: Vùng da bị bỏng có thể phồng rộp, nổi bọng nước, sưng và đau nhiều hơn so với cấp 1. Da xung quanh có thể ửng đỏ.
- Bỏng cấp 3: Ảnh hưởng đến cả ba lớp da và có thể lan sâu đến cơ, gân hoặc xương. Da vùng bỏng có thể bị khô, cháy sạm hoặc co rút. Người bị bỏng có thể không còn cảm giác đau do dây thần kinh đã bị tổn thương.
- Bỏng cấp 4: Là mức độ nặng nhất, gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô sâu như cơ, gân và xương.
Với bỏng cấp 3 và 4, bạn tuyệt đối thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu tại nhà. Trong trường hợp bị bỏng nặng, bạn hãy nhờ người thân hỗ trợ và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn cách làm giảm đau rát khi bị bỏng
Những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà chỉ phù hợp với những vết bỏng nhẹ, thường chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da (biểu bì và thượng bì), tương đương với bỏng cấp 1 hoặc cấp 2.
Trong trường hợp này, một số biện pháp đơn giản như rửa vết bỏng dưới vòi nước mát, chườm lạnh hoặc dùng gel nha đam được xem là hiệu quả và an toàn để làm dịu cơn đau. Bạn có thể tham khảo những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng dưới đây nhé.
Rửa trực tiếp vết thương dưới nước lạnh
Một trong những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng là rửa vết thương bằng nước sạch mát. Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng này đặc biệt hiệu quả với các vết bỏng nhẹ. Nước mát giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm cảm giác đau rát và hạn chế bỏng lan rộng.
Ngay khi bị bỏng, bạn nên đặt vết thương dưới vòi nước đang chảy trong khoảng 20 phút. Sau đó, dùng khăn sạch hoặc băng gạc mềm lau khô nhẹ nhàng. Lưu ý không chà xát mạnh để tránh làm tổn thương thêm vùng da bị bỏng.
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng: Chườm lạnh
Ngoài việc rửa bằng nước mát, bạn cũng có thể giảm đau rát do bỏng bằng cách chườm lạnh. Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng khá đơn giản này khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng túi chườm lạnh hoặc lấy khăn sạch thấm nước mát, sau đó đắp nhẹ lên vùng da bị bỏng để làm dịu cơn đau và giảm sưng. Thời gian chườm lạnh nên kéo dài từ 5 đến 15 phút.
Khi chườm lạnh, bạn không nên đặt đá lạnh trực tiếp trên vết bỏng. Nhiệt độ quá thấp từ đá có thể gây kích ứng, làm tổn thương thêm da và ảnh hưởng đến lưu thông máu ở vùng bị bỏng.
Sử dụng nha đam
Nếu bạn đang thắc mắc bị bỏng nên bôi gì để giảm rát, gel nha đam là một lựa chọn đáng cân nhắc. Gel nha đam có tác dụng làm dịu các vết bỏng nhẹ (cấp độ 1 hoặc 2), nhờ chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và hạn chế vi khuẩn phát triển. Khi bị bỏng nhẹ, bạn có thể thoa một lớp mỏng gel nha đam lên vùng da tổn thương để làm dịu cảm giác đau rát.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng gel nha đam với vết bỏng nhẹ, không có vết thương hở và chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da. Nếu vết bỏng sâu, lan rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn không nên bôi nha đam mà cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
Một số điều không đi làm khi bị bỏng
Để tránh làm vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên lưu ý không thực hiện những điều sau:
- Không chạm vào vùng da bị rộp: Khi bị bỏng, da có thể phồng rộp và gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên chạm, gãi hay làm vỡ các bóng nước, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không tự ý bôi kem, dầu hoặc hóa chất lạ lên vết bỏng: Da bị bỏng rất nhạy cảm. Nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ, bạn không nên thoa bất kỳ loại kem, dầu hoặc sản phẩm nào lên vết thương, để tránh gây kích ứng hoặc làm tình trạng bỏng nặng hơn.
- Không để vết bỏng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Vết bỏng rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy, nếu phải ra ngoài, bạn nên che chắn cẩn thận để bảo vệ vùng da đang bị tổn thương.
- Không dùng băng cá nhân để băng vết bỏng: Việc sử dụng băng cá nhân không đúng cách có thể khiến vết bỏng dính vào băng, gây đau và làm tổn thương nặng hơn khi tháo ra.
- Không áp dụng các mẹo chữa bỏng chưa được kiểm chứng: Các cách trị bỏng truyền miệng, dân gian nếu không rõ nguồn gốc hoặc chưa được khoa học chứng minh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vết bỏng lâu lành.
Tạp chí Mẹ và Con vừa chia sẻ đến bạn những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng đơn giản, an toàn để giảm đau rát khi bị bỏng nhẹ (cấp độ 1 hoặc 2). Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh để lại biến chứng nhé.