Mẹ&Con – Bị phù chân khi mang thai khiến việc di chuyển của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng này và giải pháp khắc phục ra sao? Mời mẹ cùng đọc qua nội dung bài viết dưới đây nhé! 5 bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon Yoga cho mẹ bầu Nỗi ám ảnh chuột rút khi mang thai

Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai

Bị phù chân khi mang thai là tình trạng chung xảy ra ở hầu hết các phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sự tăng cân, nội tiết tố thay đổi hay quá trình máu trở về tim gặp cản trở…

phù chân khi mang thai

Chân sưng phù là tình trạng chung của mẹ mang thai. (Ảnh minh họa)

Do tăng cân

Mang thai, nhiều mẹ bầu có thể tăng từ 8-12 kg, thậm chí là 20kg. Sự thay đổi đột ngột của trọng lượng chính là căn nguyên tạo sức ép lên hai đôi chân của mẹ khiến chúng trở nên sưng phù.

Do nội tiết tố thay đổi

Khi mang thai hóc-môn relaxin tăng cao đột ngột. Điều này khiến các dây chằng ở chân lỏng lẻo và giãn ra, dẫn tới phù chân.

Do quá trình máu trở về tim gặp cản trở

Khi bầu bí, nhất là những tháng cuối thai kỳ, em bé lớn dần trong ổ bụng sẽ tạo một lực ép lên các tĩnh mạch vùng chậu làm máu gặp nhiều khó khăn khi quay trở về tim, từ đó tích tụ lại ở chân và gây phù.

Ngoài ra, việc mẹ bầu mặc quần quá chật hoặc đứng, ngồi lâu cũng góp phần gây nên tình trạng sưng phù cho chân.

Khắc phục phù chân khi mang thai

khắc phục phù chân

Mát-xa chân giúp mẹ bầu giảm tình trạng sưng phù và đau nhức. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng rất cần thiết đối với mẹ bầu. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé, mà còn giúp cải thiện chứng sưng phù chân rất tốt.

Mẹ bầu nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là nguồn thực phẩm giàu protein (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, bơ…), giàu chất sắt, canxi (rau cải bó xôi, chuối, hải sản, các loại hạt…).

Ngoài ra, mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh thức ăn khó tiêu, mặn, đồ uống chứa cồn và caffein.

Uống đủ nước

Uống ít nhất 6-8 cốc nước/ngày giúp hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu… của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, từ đó phòng tránh được sự tích trữ chất lỏng, gây phù chân.

Vận động nhẹ nhàng

Việc vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày có thể giúp máu huyết lưu thông tốt, giảm sưng phù.

Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không được đứng quá lâu sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới kèm theo áp lực ở phần trên cơ thể đè lên hai chân khiến tình trạng sưng phù tồi tệ hơn.

Mặc đồ rộng rãi, thoải mái

Sự thoải mái, rộng rãi của bộ đồ bầu nên là lựa chọn ưu tiên của mẹ trong thời gian thai kỳ. Tránh việc mặc quần bó chật sẽ khiến máu khó lưu thông hơn, chân càng trở nên sưng phù nặng.

Mát-xa chân

Bị phù chân khi mang thai có thể khiến mẹ đau nhức vô cùng khó chịu. Vì vậy, mẹ hãy thực hiện một vài động tác mát-xa cho đôi chân dễ chịu hơn, đặc biệt là giúp máu lưu thông tốt từ đó làm giảm sưng phù. Nếu việc tự thực hiện hơi khó khăn, mẹ nên nhờ anh xã làm giúp.

Bên cạnh đó, bị phù chân khi mang thai sẽ khiến mẹ hơi khó ngủ vì đau nhức, do đó mẹ cũng có thể ngâm chân vào chậu nước ấm khoảng 10-15 phút trước khi ngủ.

Tags:

Bài viết liên quan