Nhiều người có những thói quen chi tiêu xấu khiến họ không giữ được tiền, thậm chí còn rơi vào nợ nần. Có thể bạn chưa tin nhưng một cuộc sống tài chính khỏe mạnh là cực kỳ cần thiết để đảm bảo cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho bạn.
Nếu bạn đang lo lắng không biết cách để tiết kiệm tiền vì chưa có thói quen chi tiêu tốt thì đây là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết sẽ lần lượt giới thiệu các thói quen chi tiêu xấu cũng như cách khắc phục. Với những cách tiết kiệm tiền này tin chắc tình hình tài chính của bạn sẽ cải thiện không ít.
Cách để tiết kiệm tiền 1: Chi đúng mức sống
Nhiều người dễ mắc phải thói xấu là chi tiêu nhiều hơn thu nhập của mình, hoặc chi tiêu theo lối sống xa hoa hơn điều kiện tài chính của bản thân. Nếu không cẩn thận bạn sẽ sa vào những quảng cáo, sự so sánh với người khác, hay những mong muốn vật chất không cần thiết.
Bạn có thể nghĩ rằng mua sắm sẽ làm bạn hạnh phúc hơn, nhưng thực ra đó chỉ là niềm vui ngắn hạn và có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho tương lai của bạn. Thói quen này đáng sợ ở chỗ nó không chỉ khiến bạn không giữ được tiền, mà còn khiến bạn mất đi sự bằng lòng và tri ân với những gì bạn đã có.
Bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu thốn, không đủ và không tự tin. Bạn sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và không biết được giá trị thật của bản thân.
Cách để tiết kiệm tiền cho những người có thói quen này là:
- Lập ngân sách thu chi. Bạn cần ghi rõ các nguồn thu nhập, các khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết, các khoản tiết kiệm và đầu tư. Hãy tuân thủ ngân sách chi tiêu của mình và điều chỉnh khi cần thiết.
- Tránh xem quá nhiều quảng cáo hay mạng xã hội để giảm tâm lý so sánh và muốn mua sắm. Nếu thỏa mãn tâm lý nhất thời thì bạn có thể phải trả giá đắt sau đó.
- Chi tiêu trong khả năng. Bạn cũng có thể dành thời gian cho các thói quen tốt và không hoặc ít tốt kém như đọc sách, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè, v.v..
Cách để tiết kiệm tiền số 2: Phân bổ thu nhập hợp lý
Với cùng một ngân sách, người biết cách để tiết kiệm tiền sẽ phân bổ chi tiêu cho hợp lý. Ngược lại, người không có thói quen tiêu tiền thông minh sẽ không ghi chép sẽ dễ rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. Bạn hãy tưởng tượng nếu không phân bổ ngân sách, rất có thể đến lúc gặp việc đột xuất thì bạn lại chẳng còn tiền.
Cách khắc phục cũng không khó, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Dựa theo nhu cầu mà chia thu nhập thành các phần. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 hoặc điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế để phân bổ thu nhập của mình. Theo đó, bạn sẽ chi 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu cần thiết (như ăn uống, sinh hoạt, đi lại, y tế…), 30% thu nhập cho các khoản chi tiêu không cần thiết (như du lịch, giải trí, mua sắm…), và 20% thu nhập cho các khoản tiết kiệm và đầu tư (như trả nợ, tích lũy khẩn cấp, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm…).
- Theo dõi thu nhập và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết. Cần phải thực hiện sát sao theo kế hoạch chi tiêu.
- Đặt ra các mục tiêu quản lý tài chính cá nhân. Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Các mục tiêu tài chính của bạn nên tuân thủ nguyên tắc SMART: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Relevant (liên quan) và Time-bound (có thời hạn). Ví dụ: Mục tiêu tài chính là tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng để sau 6 tháng có thể mua xe máy mới.
Cách để tiết kiệm tiền số 3: Tránh vay nợ quá nhiều
Sử dụng thẻ tín dụng cũng là một hình thức vay nợ. Nhiều người có thói xấu khi chi tiêu đó là “quẹt thẻ vô tội vạ”. Đến lúc trả nợ tín dụng xong thì cũng sạch túi.
Đây là thói quen rất xấu và khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái không có tiền và cứ phải nợ xoay vòng. Nếu gặp phải tình huống khẩn cấp không thể trả nợ trong thời hạn sẽ dẫn tới khoản phạt rất nặng, nợ chồng nợ.
Hơn hết là điều này sẽ hạ thấp điểm tín dụng của bạn, làm khó khăn cho bạn khi muốn vay tiền thành công trong tương lai. Cách để tiết kiệm tiền mà vẫn tận dụng được tín dụng như sau:
- Không bao giờ vay quá khả năng chi trả và phải luôn có khoản dự phòng. Nếu bạn được cấp hạn mức chi tiêu 20 triệu nhưng chỉ có thu nhập khoảng 15 triệu thì đừng bao giờ chi quá khả năng. Hãy thiết lập các hạn mức cho thẻ cũng như kết hợp với cách để tiết kiệm tiền bên trên như quản lý chi tiêu hợp lý và phân bổ ngân sách phù hợp.
- Luôn tìm hiểu các lựa chọn vay nợ. Đọc kỹ các điều kiện và chi phí của các khoản vay khác nhau, như lãi suất, thời hạn, phí giao dịch, điều khoản bảo hiểm… Bạn nên chọn khoản vay có lãi suất thấp nhất và phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng.
- Hãy trả nợ ngay khi có thể để tránh biến cố bất ngờ.
Cách để tiết kiệm tiền số 4: Học hỏi về tài chính
Nếu bạn không học hỏi về tài chính, bạn sẽ không biết được các nguyên tắc, công cụ, và cơ hội tài chính có ích cho mình. Bạn sẽ không có được những quyết định tài chính thông minh và có lợi cho mình.
Đây là điều bất cứ ai muốn biết cách tiết kiệm tiền thông minh đều phải học càng sớm càng tốt. Cách để dành tiền thôi chưa đủ, bạn còn phải học cả cách đầu tư để tiền sinh tiền:
- Tìm hiểu các khái niệm về tài chính, các phương án đầu tư khác nhau để có thể lựa chọn cách để tiết kiệm tiền, cách đầu tư thông minh cho bản thân.
- Tham gia các lớp học quản lý tài chính.
- Tham gia những cộng đồng có cùng mối quan tâm về những cách tiết kiệm tiền để học hỏi, trao đổi thông tin.
Nhìn chung, các thói quen xấu khiến chị em không giữ được tiền này hoàn toàn có thể thay đổi. Chỉ cần biết cách để tiết kiệm tiền, khắc phục thói xấu thì việc để dành tiền hoàn toàn không thành vấn đề.