Mẹ và Con - Với những bí quyết dạy con từ các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, việc dạy con trai trong độ tuổi dậy thì sẽ không còn là vấn đề gây khó khăn cho bạn!

Dậy thì là một giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính cánh và nhân cách của con sau này. Vì thế, việc nắm được cách dạy con trai tuổi dậy thì sẽ giúp bố mẹ có thể định hướng được cho trẻ, giúp con có thể phát triển những tính cách tốt, hạn chế thói quen xấu và trở thành một người tốt hơn.

Độ tuổi dậy thì là giai đoạn tính cách của con có nhiều thay đổi, cảm xúc xáo trộn. Con trở nên ương bướng và nổi loạn hơn. Đặc biệt, các bé trai trong giai đoạn này sẽ dễ có những hành động xốc nổi và không vâng lời bố mẹ.

Do đó, nhiều bố mẹ cảm thấy đau đầu khi không biết phải dạy con như thế nào. Nếu nhóc tì nhà bạn đang chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, hãy cùng xem ngay cách dạy con trai tuổi dậy thì bạn nhé.

Tuổi dậy thì, các bé trai phát triển như thế nào?

Tuổi dậy thì ở nam sẽ bắt đầu khi bé được 9-10 tuổi và kết thúc trong khoảng 14-15 tuổi. Hiện nay, độ tuổi dậy thì của trẻ sẽ sớm hơn. Về thể chất, bé bắt đầu cao lớn hơn, xuất hiện cơ bắp, có thể bị vỡ giọng.

Ở tuổi dậy thì, các bé trai bắt đầu nói những câu dài hơn, phức tạp hơn. Thay vì chỉ dụa vào lời nói, lúc này bé đã biết chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và giọng nói.

Không chỉ vậy, não bộ của bé cũng đang trong quá trình phát triển, đặc biệt là ở khu vực não chịu trách nhiệm phán đoán và ra quyết định.

Điều này lý giải tại sao ở tuổi dậy thì, các bé trai thường xuyên muốn đưa ra những quyết định của riêng mình thay vì vâng lời bố mẹ như trước. Vì vậy, cần có cách dạy con trai tuổi dậy thì phù hợp, giúp bé cảm thấy bị thuyết phục bởi những gì bố mẹ hướng dẫn để bé có thể nghe lời và làm theo.

Trong giai đoạn này, do nội tiết tố thay đổi cùng với tâm sinh lý có nhiều xáo trộn, các bé trai sẽ rất dễ thay đổi cảm xúc, dễ bực bội và thay đổi suy nghĩ nhanh chóng.

Đặc biệt, các bé trai ở tuổi này có thể trở nên nhạy cảm với sự thay đổi của cơ thể hoặc để ý đến những thay đổi của bạn bè cùng trang lứa, tự ti nếu thấy mình phát triển chậm hơn.

Bé có thể cảm thấy lo lắng nếu mình khác biệt hoặc bất thường so với bạn bè của mình, chẳng hạn như khi các bộ phận trên cơ thể không có lông mọc dài như các bạn.

Đặc biệt, ở giai đoạn này, bé bắt đầu quan tâm đến bạn bè, để ý đến bạn khác giới, có sự tò mò và mong muốn được tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục.

Cách dạy con trai tuổi dậy thì từ các chuyên gia

Đối với các bậc cha mẹ, khoảng thời gian con dậy thì có thể là khoảng thời gian khó khăn khi bố mẹ không còn hiểu được con và không thể kiểm soát được con như trước. Nhưng đừng quá lo lắng bạn nhé.

Việc bỏ túi những cách dạy con trai tuổi dậy thì phù hợp sẽ giúp bạn có thể đồng hành cùng con trong giai đoạn này và giúp trẻ trở thành một đứa trẻ ngoan, vâng lời nhưng vẫn có chính kiến của mình, có sự độc lập, tự tin vào bản thân.

Đặt ra giới hạn và quy tắc

Tuổi dậy thì, trẻ không còn là một đứa bé như trước để răm rắp nghe theo lời bố mẹ. Nhưng lúc này, con cũng chưa phải là người lớn, có khả năng đưa ra những quyết định chính xác cho cuộc đời mình.

Vì thế, cách dạy con trai tuổi dậy thì trong lúc này chính là đặt ra cho trẻ những nguyên tắc dựa trên giá trị chung về sức khỏe, độ an toàn. Ví dụ như trước khi đặt ra nguyên tắc trẻ không được chat với người lạ khi sử dụng mạng xã hội, cần dựa trên giá trị an toàn rằng trẻ có thể bị lừa gạt và bị đe doạ tính mạng khi cung cấp thông tin của mình cho người khác.

cách dạy con trai tuổi dậy thì

Và để trẻ có thể tin và làm theo, nên giải thích với trẻ vì sao bố mẹ lại đưa ra những nguyên tắc này. Khi trẻ cảm thấy hợp lý và được thuyết phục, trẻ sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề “chấp hành” các giới hạn và quy tắc này.

Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Cách dạy con trai tuổi dậy thì thành công được nhiều mẹ chia sẻ chính là hãy nói chuyện cùng con. Ở tuổi này, trẻ có xu hướng gần gũi với bạn bè nhiều hơn, ít tâm sự với bố mẹ hơn. Vì thế, dần dần sẽ xuất hiện khoảng cách thế hệ giữa các thành viên trong gia đình khiến bạn chẳng còn hiểu được bé nghĩ gì, đang làm gì.

Tốt nhất hãy dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với con. Có thể trong thời gian đầu tiên, bé sẽ chưa thật sự thoải mái và cởi mở trong các buổi trò chuyện với bố mẹ nhưng lâu dần, con sẽ xem bố mẹ như một người bạn của mình và chia sẻ nhiều hơn.

Một bí quyết cho bạn khi áp dụng cách dạy con trai tuổi dậy thì này chính là trong những buổi trò chuyện, đừng cố gắng để “đào bới” vào những bí mật của trẻ nếu thấy con chưa sẵn sàng.

Chẳng hạn như đừng hỏi “Con đang thích bạn nữ nào cùng lớp à?” hay “Mẹ không thích nhóm bạn mà con đang chơi cùng, con có thể chơi với bạn khác”.

Thay vào đó, nên bắt đầu bằng những câu chuyện nhẹ nhàng như hôm nay con học thế nào, dạo này con có thích môn thể thao nào không, nhóm nhạc con thích có ra bài hát mới hay không,…

Hướng dẫn con về những thay đổi trên cơ thể

Chúng ta thường quan tâm đến cách dạy con trai tuổi dậy thì làm sao để con ngoan ngoãn, vâng lời mà thường quên rằng, những yếu tố về tâm trạng, cảm xúc và sức khỏe tinh thần sẽ tác động chính đến thái độ, hành vi của con.

Trong độ tuổi này, trẻ sẽ dành nhiều thời gian để quan sát những thay đổi trên cơ thể mình, xem rằng liệu những thay đổi đó có giống với bạn bè hay không.

Nhiều lúc con sẽ trở nên buồn và thất vọng vì con “khác biệt” so với các bạn nam cùng lớp, con không cao bằng các bạn. Hoặc trẻ cũng sẽ hoang mang, lo lắng khi xuất hiện hiện tượng mộng tinh, có những cảm xúc khác lạ với bạn khác giới, cảm thấy “rung rinh”, muốn được người ta chú ý mình,… Những suy nghĩ vu vơ này sẽ góp phần khiến trẻ thay đổi tính khí, dễ nổi nóng, cáu gắt bực bội hơn hoặc trở nên e dè, thiếu tự tin hơn.

Vì thế, cách dạy con trai tuổi dậy thì để trẻ không bị tâm lý tự ti, kích động chính là chia sẻ và hướng dẫn con về những thay đổi mà con phải trải qua trong giai đoạn này. Các buổi trò chuyện về giáo dục giới tính sẽ giúp con hiểu được cơ thể của mình và không còn thấy hoang mang, lo sợ nữa.

Cho phép trẻ được có “quyền tự do” và sự độc lập

Tâm lý chung của bố mẹ chính là thích kiểm soát con cái theo ý của mình. Nhưng theo như Mẹ và Con đã chia sẻ, bước vào giai đoạn dậy thì, con không còn xem mình là trẻ con nữa mà đã là một người lớn và có những quyền cá nhân của mình.

Cách dạy con trai tuổi dậy thì tốt nhất trong khoảng thời gian này chính là tôn trọng con và quyền tự do của con, chẳng hạn như gõ cửa trước khi bước vào của con hoặc không cố gắng để đọc trộm nhật ký của con.

Hãy để con có được sự tự do của mình. Tuy nhiên, đừng quên nhắc nhở con rằng tự do đó chỉ trong một giới hạn nhất định, dựa trên những quy tắc đặt ra từ đầu.

cách dạy con trai tuổi dậy thì vâng lời mẹ

Không chỉ vậy, để con có thể độc lập và trở thành một phiên bản tốt nhất, hoàn hảo nhất, nên để cho con tự làm một số thao tác đơn giản mà con có thể tự làm được. Chẳng hạn như bạn có thể cho con học cách tự chuẩn bị bữa sáng của mình, tự phân loại quần áo dơ, tự cho quần áo vào máy giặt, phụ mẹ rửa bát hay tự dọn phòng của mình,…

Khi để cho con được “sải cánh” một cách độc lập, đừng quên chú ý đến vấn đề an toàn của con. Chẳng hạn như nếu bạn muốn con tự chuẩn bị đồ ăn sáng, cần hướng dẫn con cách sử dụng bếp, những nguyên tắc an toàn khi dùng bếp như luôn tắt gas/rút chui điện sau mỗi lần sử dụng,…

Đảm bảo con sử dụng Internet đúng cách

Với thời 4.0 như hiện tại, không nên và không thể hạn chế trẻ không được dùng Internet hay truy cập vào các trang mạng xã hội. Thế nhưng, để trẻ không bị cám dỗ và bảo vệ an toàn cho con khi dùng Internet, cần có cách dạy con trai tuổi dậy thì đúng.

Đầu tiên, cần có những buổi trò chuyện với con, nói với con về những điều nên – không nên khi sử dụng Internet. Chẳng hạn như con không nên vào những đường link lạ nhưng con vẫn được phép kết bạn, trò chuyện với người bạn cùng lớp của mình trên Facebook.

Hoặc con không nên đăng những hình ảnh liên quan đến bộ phận nhạy cảm của mình lên trên mạng xã hội.

Song song với việc dạy con, chính bố mẹ cũng cần là tấm gương cho trẻ. Chẳng hạn như nếu bạn yêu cầu con không được sử dụng Internet để chat trong giờ học, chính bạn cũng không nên vừa ăn vừa chat với bạn bè của mình.

Hoặc nếu bạn đang giới hạn thời gian sử dụng Internet của con là 30 phút mỗi ngày, đừng khư khư điện thoại trên tay mỗi khi ở nhà và khiến trẻ thấy rằng, bố mẹ còn dùng điện thoại nhiều hơn cả mình. Cách dạy con trai tuổi dậy thì này tuy đơn giản nhưng cũng lại rất khó bởi chúng ta phải chú ý từng hành vi của mình đấy.

Ngoài ra, một việc quan trọng khác mà bạn cần lưu ý chính là bạn phải biết được trẻ sử dụng Internet cho những mục đích gì và trẻ đang làm gì trên mạng xã hội. Bạn có thể cài đặt một vài phần mềm để giới hạn các đường link mà trẻ truy cập, tránh việc con dùng Internet cho những việc không chính xác.

Hạn chế chê bai

Một cách dạy con trai tuổi dậy thì để con có thể ngoan ngoãn và không có cảm xúc tức giận, tiêu cực chính là hạn chế những lời chê bai con cái. Tâm lý bé trai thường có tính cách mạnh, cái tôi và khao khát được chứng tỏ bản thân mình. Bé sẽ không thích khi nhận những lời bình luận, chê bai từ người khác, dù cho đó có là bố mẹ của mình đi chăng nữa.

Tốt nhất hãy hạn chế phán xét, chê bai trong việc trò chuyện với bé. Nếu bạn cảm thấy một điều gì đó chưa phù hợp, nên nhẹ nhàng tâm sự với con, chẳng hạn như: “Mẹ thấy việc này cũng bình thường, nhưng nếu là mẹ thì mẹ sẽ chọn một cách khác, mẹ sẽ làm như thế này…” thay vì nói rằng “Mẹ thấy con làm việc này thật tệ, không chấp nhận được”.

cách dạy con trai tuổi dậy thì đúng đắn

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý?

Trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ con, bên cạnh việc tìm kiếm những cách dạy con trai tuổi dậy thì phù hợp, đừng quên chú ý đến những thay đổi trong hành vi, cảm xúc của con. Rối loạn tâm lý có thể phát triển ở độ tuổi này và không hiếm trường hợp trẻ tuổi dậy thì bị trầm cảm và rối loạn lo âu.

Vì thế, nếu trẻ có tâm trạng khác thường kéo dài, không quan tâm đến mọi thứ, thiếu động lực, ngủ nhiều hơn hoặc thậm chí xuất hiện các cơn hoảng sợ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể kịp thời can thiệp, hỗ trợ và điều trị nếu trẻ có các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.

Tuổi dậy thì là một giai đoạn vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng và nhân cách của con sau này. Nếu bạn chọn đúng cách dạy con trai tuổi dậy thì, đặt nền móng ngay từ bây giờ và cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết để con đưa ra quyết định đúng đắn, những năm tháng tuổi teen sẽ không “hỗn loạn” như bạn vẫn thường lo lắng đâu nhé!

Bài viết liên quan