Vết thương hở dễ bị nhiễm trùng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách. (Ảnh minh họa)
Với những vết thương nhỏ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Chỉ cần ghi nhớ một vài lưu ý, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và biết cách chăm sóc vết thương hở là bạn có thể tránh nhiễm trùng cùng một số nguy hiểm khác. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà vết thương hở được phân chia thành 4 loại:
1. Mài mòn da
Với những vết thương bị cào xước, mài mòn da chủ yếu xảy ra khi da chà xát lên bề mặt thô hoặc cứng. Khi chẳng may gặp phải trường hợp này, vết thương của bạn sẽ không có nguy cơ chảy nhiều máu. Tuy nhiên, vấn đề làm sạch vết thương để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vẫn cần phải thực hiện.
2. Vết rạch
Đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh vỡ của thủy tinh có thể khiến bạn bị vết rạch. Loại vết thương hở này gây chảy máu rất nhiều, thậm chí còn gây tổn hại đến các mô dưới da như gân, dây chằng, cơ, khớp…
3. Vết đâm
Vết đâm có thể không gây chảy máu nhiều nhưng vết thương hở này có thể sâu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan nội tạng. Dù chỉ là một vết đâm nhỏ do đinh hoặc chiếc kim gây ra, bạn cũng nên đến bác sĩ thăm khám. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc vết thương hở trong trường hợp này chưa? Hãy gặp bác sĩ càng sớm, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván và dự phòng nhiễm trùng để tránh những nguy hiểm về sau.
4. Vết rách da
Tai nạn công cụ và máy móc là hai nguyên nhân chủ yếu khiến bạn dễ bị vết rách da. Dựa vào mức độ rách da nhiều hay ít, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định khâu vết thương hoặc chỉ thực hiện một vài bước sát trùng cơ bản.
Các bước chăm sóc vết thương hở
Ảnh minh họa
4 bước chăm sóc vết thương hở sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng “ứng cứu” kịp thời khi không may bị thương:
Bước 1: Rửa sạch và khử trùng vết thương để loại bỏ các mô chết và dị vật nếu còn găm ở trong vết thương.
Bước 2: Dùng gạc sạch và tay ép lên trên vết thương, nâng cao chi để ngăn chảy máu, hạn chế tấy sưng.
Bước 3: Tiến hành băng vết thương bằng cách dùng một miếng băng khử trùng. Với những vết thương quá nhỏ, bạn có thể không cần băng.
Bước 4: Giữ vết thương sạch, thay băng mỗi ngày, kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh nắm bắt được cách chăm sóc vết thương hở, bạn cũng cần biết một số biến chứng mà vết thương hở có thể gây ra khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng như: Uốn ván, nhiễm trùng da và mô dưới da hoại tử, viêm mô tế bào.
Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng:
- Tăng lượng dịch tiết
- Vết thương xuất hiện mủ
- Vết thương có mùi hôi
- Sốt, xuất hiện hạch ở bẹn hoặc nách.
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn gặp phải một số triệu chứng sau:
- Vết thương vẫn chảy máu sau khi băng ép.
- Chảy máu kéo dài hơn 20 phút.
- Vết thương là hậu quả của một vụ tai nạn nghiêm trọng.