Dịch Covid bùng phát lần thứ 4 đã làm hệ thống y tế chịu nhiều áp lực. Không chỉ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu, cả những người con của thành phố cũng vô cùng mệt mỏi. Có thể dịch bệnh không chừa một ai, dù chúng ta có “núp”, “ẩn náu” kỹ đến mức nào thì cũng bất ngờ khi “cô-vy” gõ cửa.
Tất cả những gì bạn cần là bổ sung kiến thức một cách đầy đủ nhất về dịch bệnh, triệu chứng, các mức độ, và cách điều trị, các loại thuốc tự điều trị Covid tại nhà, cũng như tâm lý thoải mái, vui vẻ nếu không may mình dương tính. Thấu hiểu những băn khoăn này, Mẹ và Con muốn gửi đến bạn kiến thức về các loại thuốc nên và không dùng khi dương tính với Corona Virus. Chắc chắn sẽ rất hữu ích trong quá trình điều trị tại nhà, bạn tham khảo nhé!
Bạn nên làm gì khi phát hiện mình dương tính?
Có một loạt các triệu chứng liên quan đến Covid-19 và mức độ của các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều tùy vào mỗi người. Đối với một số người, các triệu chứng sẽ trở nên quá nghiêm trọng khiến bạn không thể tự điều trị Covid tại nhà mà sẽ cần tìm đến sự chăm sóc y tế đặc biệt để ngăn ngừa nguy cơ và các biến chứng khác. Tuy nhiên, tin vui cho tất cả chúng ta là hầu hết những người bị dương tính với Covid-19 sẽ chỉ cần cách ly, cố gắng vượt qua một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục, tập thở tại nhà, uống thuốc được kê toa, giữ tinh thần luôn vui vẻ, tích cực và sẽ rất mau chóng hồi phục.
Nếu bạn có kết quả dương tính với Covid-19, hành động đầu tiên của bạn là nên gọi y tế địa phương để thông báo tình hình, nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ (nếu có). Ngay cả khi bạn không cần được hỗ trợ ngay lập tức thì hãy bình tĩnh, vì thời gian đầu khi vừa phát hiện thì các triệu chứng đa phần là không quá nghiêm trọng và cấp thiết để cần hỗ trợ y tế đặc biệt. Trong giai đoạn này, bạn cần tỉnh táo hơn bao giờ hết, bạn nên ghi chú ra danh sách những việc cần làm để chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid-19 tại nhà này được tổng hợp từ các F0 đã khỏi bệnh, bao gồm:
- Xông hơi toàn thân bằng nước sả, gừng, hoặc tỏi (2 lần/ngày)
- Bổ sung nhiều Vitamin C hoặc uống nhiều nước cam, vitamin D – đặc biệt có trong sữa
- Bổ sung chất điện giải như nước dừa, và các loại thực phẩm tăng sức đề kháng
- Súc miệng bằng nước muối ít nhất 2-3 lần mỗi ngày bằng nước muối pha đúng nồng độ
- Tập thở ngay khi cảm thấy khó thở, hoặc lượng Oxi trong nháu giảm quá thấp (nồng độ oxi dưới 94) (bạn có thể đo bằng máy Sp02)
- Thay ga giường, bao mền gối thường xuyên
- Khử khuẩn quanh nhà, khu vực sinh hoạt thường xuyên
- Uống thuốc hạ sốt khi bị sốt, uống thuốc kê toa của bác sĩ
Sử dụng các loại thuốc nào khi điều trị COVID tại nhà?
Các khuyến nghị điều trị Covid-19 của mọi người sẽ khác nhau và vì đây là một căn bệnh tương đối mới, không có một loại thuốc nào có thể tăng tốc độ phục hồi của bạn. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị Covid-19. Thông thường các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc chống viêm sau khi bạn được xác định là dương tính với Covid.
Một số loại thuốc nhất định tại hiệu thuốc hoặc được bán trực tuyến có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của một số triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất mà bạn có thể dự trữ trong tủ thuốc gia đình hoặc linh hoạt tìm mua khi phát hiện bản thân hoặc người nhà dương tính như:
- Thuốc giảm đau:
Bạn hãy tìm mua các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen (các nhãn hiệu như Advil, Motrin, Aleve và Anaprox). Chúng có tác dụng giảm viêm và đau nhức cơ thể, thậm chí là đau họng, và chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cơn sốt của bạn.
- Thuốc hạ sốt:
Chủ yếu là acetaminophen, cùng với các thuốc hạ sốt khác, như efferalgan, nếu bạn liên tục đổ mồ hôi hoặc bị ớn lạnh. Nếu bạn bị huyết áp cao, bệnh gan hoặc các bệnh lý khác từ trước, bạn nên tìm mua hiệu thuốc có thành phần acetaminophen.
- Thuốc ho, thuốc ức chế:
Ho khan dai dẳng là một triệu chứng COVID-19 có thể gây đau và thuốc ho (đặc biệt là những loại thuốc giảm cơn ho) có thể giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình hồi phục.
- Vitamin C và kẽm:
Các loại thực phẩm bổ sung thường được sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch của một người trước khi bị ốm, nhưng chúng không được chứng minh là có tác động tích cực đến việc trị dứt điểm COVID-19. Do đó, bạn có thể tìm mua và bổ sung vitamin C và kẽm một cách an toàn để hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật.
Nên tránh dùng các loại thuốc tự điều trị COVID tại nhà nào?
Buồn nôn và tiêu chảy, cũng như tắc nghẽn đường thở là hai triệu chứng COVID-19 đặc trưng đối với nhiều người. Nhưng bạn không thể sử dụng cùng lúc các loại thuốc trị tiêu chảy, nghẹt mũi với các loại thuốc giúp cho việc điều trị Covid.
Các bác sĩ cho rằng bất cứ loại thuốc nào có chứa loperamide – chống tiêu chảy đều có thể ngăn chặn quá trình điều trị các triệu chứng do Covid gây ra. Thay vào đó, chúng ta sẽ có những cách khác để giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn khi bị tiêu chảy, buồn nôn, đó chính là uống thuốc nhiều nước, ăn sữa chua, uống men tiêu hóa.
Cùng với đó, một số loại thuốc thông mũi và thuốc hít dùng cho những người bị hen suyễn cũng không nên sử dụng chung với thuốc điều trị Covid. Chúng có thể cản trở sức khỏe của bạn, do trong phenylephrine, là thành phần hoạt tính trong nhiều loại thuốc thông mũi, trị cảm cúm, cảm lạnh, đều có thể gây hại đặc biệt cho những người mắc Covid mà có bệnh nền về tim mạch. Cụ thể là nó làm cho các mạch máu nhỏ trong mũi đóng lại để bạn không còn bị chảy nước mũi, đối với những người bị huyết áp cao, đó thực sự có thể là một vấn đề, vì khi đó nó cũng sẽ đóng các mạch ở những nơi khác.
Hy vọng những kiến thức về thuốc tự điều trị Covid tại nhà sẽ hỗ trợ bạn phần nào trong việc phòng và điều trị bệnh. Mẹ và Con chúc bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống và sẵn sàng vượt qua đại dịch.