Mẹ&Con – Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mẹ bầu và em bé. Thế nhưng bổ sung canxi thế nào cho hợp lý và đúng cách không phải mẹ bầu nào cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này, Mẹ&Con sẽ chia sẻ cùng mẹ việc bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách. Cùng tham khảo ngay nhé! Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ Kiến thức cho bầu sắp chuyển dạ Vì sao “bầu” phải bổ sung axit folic?

Nhu cầu canxi của mẹ bầu

Để biết bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách, trước tiên mẹ phải nắm rõ nhu cầu canxi trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ cần là bao nhiêu. Thông thường, với một người trưởng thành, nhu cầu canxi trung bình cần đáp ứng cho cơ thể trong một ngày là ở mức 800mg.

Khi mang thai, nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vào 3 tháng giữa, nhu cầu tăng lên ở mức 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg, do thai càng lớn thì nhu cầu canxi để phát triển xương của thai nhi càng cao.

Những nguy cơ khi mẹ bầu thiếu hoặc thừa canxi

Mẹ bầu thiếu canxi

bau 

Mẹ bầu thiếu canxi có thể khiến thai nhi bị còi xương hoặc dị tật xương. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ khi thiếu canxi

Khi cơ thể mẹ bầu thiếu canxi, thai nhi sẽ bị còi xương, mắc các dị tật liên quan đến xương như thiếu xương, giòn xương… Không những thế, mẹ bầu không đáp ứng đủ nhu cầu canxi còn khiến các cơ quan như tim, cơ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển không hoàn thiện.

Đối với mẹ, khi cơ thể thiếu canxi, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ các bộ phận như răng, xương của mẹ để cung cấp cho em bé. Từ đó, mẹ sẽ cảm thấy nhức mỏi, tê chân tay, chuột rút, đau lưng nhiều hơn, thậm chí là có nguy cơ đối diện với co giật mạnh, bị loãng xương và rụng răng.

Biểu hiện khi thiếu canxi

–  Dễ rụng tóc, lung lay răng, vàng răng và gãy móng.

–  Đau lưng, chuột rút và đau nhức cơ bắp thường xuyên.

–  Thiếu canxi trầm trọng, mẹ còn có biểu hiện co giật các cơ mặt, co rúm bàn tay hoặc rụng răng.

Cách bổ sung canxi khi thiếu

Bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách trong trường hợp mẹ thiếu loại khoáng chất này không khó. Mẹ chỉ cần chú ý:

–  Bổ sung vitamin D cho cơ thể đầy đủ, vì vitamin D là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi của mẹ bầu hiệu quả hơn. Mẹ có thể bổ sung vitamin này bằng việc tắm nắng hoặc ăn uống những thực phẩm giàu vitamin D như sữa, lòng đỏ trứng, gan bò, nấm, ngũ cốc…

–  Loại ngay các thực phẩm làm giảm sự hấp thụ canxi hay thúc đẩy quá trình đào thải canxi như nước ngọt, đồ uống có ga, cà phê, thực phẩm nhiều muối, nhiều chất béo và những loại thực phẩm có chứa nhiều axit phôtphoric.

Mẹ bầu thừa canxi

bau 

Thừa canxi không chỉ gây hại cho mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ khi thừa canxi

–  Thừa canxi gây cản trở sự hấp thụ sắt, kẽm… vào cơ thể mẹ bầu dẫn đến thiếu máu.

–  Thai nhi có nguy cơ bị tăng canxi trong máu, xương hàm có thể bị biến dạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ.

–  Bánh nhau có thể bị tăng độ canxi hóa làm giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và bé khiến thai nhi kém phát triển.

–  Mẹ có khả năng bị táo bón, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và dễ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu, nhất là sỏi thận.

Biểu hiện khi thừa canxi

Mẹ bầu thừa canxi thường có những biểu hiện sau:

–  Hay khát nước, khô miệng.

–  Bị táo bón, đi tiểu nhiều lần.

–  Ăn không ngon, chán ăn.

–  Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau đầu và buồn nôn.

Tuy nhiên, mẹ bầu thừa canxi ở mức độ nhẹ thường không có biểu biện rõ ràng. Do đó, muốn biết chính xác mình có bị thừa canxi hay không, mẹ nên tiến hành làm các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời.

Cách khắc phục khi thừa canxi

Khi thừa canxi, mẹ bầu nên uống nhiều nước, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, không hút thuốc và không bổ sung canxi quá 2,500mg/ngày. Ngoài ra, nếu đang dùng viên uống bổ sung canxi, mẹ nên tạm ngưng lại vì trong các loại thực phẩm hàng ngày của mẹ cũng đã chứa một lượng canxi đáng kể rồi.

Tags:

Bài viết liên quan