Mẹ và Con - Tranh cãi, xung đột là một phần không thể thiếu trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên bạn đã từng nghĩ đến việc một đứa trẻ chứng kiến cuộc cãi vã của bố mẹ sẽ phải chịu những tổn thương đến mức nào không?

Hậu quả của việc bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ

  • Giảm hiệu suất nhận thức

Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ căng thẳng liên quan đến việc sống trong một môi trường có xung đột cao sẽ làm giảm đi hiệu suất nhận thức ở trẻ em. Và môi trường sống gần gũi với trẻ nhất chính là căn nhà có bố và mẹ, và khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên, con sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự chú ý và cảm xúc của bản thân. Khả năng giải quyết vấn dề và thu nạp các thông tin cũng sẽ bị ảnh hưởng, hạn chế rất nhiều.

bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ con

  • Trẻ sẽ trở nên hung hăng hơn

Bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, thậm chí đánh nhau có thể sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, chính xác hơn là làm tăng nguy cơ trẻ đối xử với người khác cũng bằng sự thù địch. Khi nhìn thấy bố mẹ tranh cãi, trẻ em sẽ lầm tưởng rằng hành động cãi và xô xát là cách giải quyết vấn đề. Tud đó trẻ sẽ bắt chước bố mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân chúng bằng to tiếng và bạo lực. Những hành vi hung hăng, thô bạo này có thể sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn và rắc rối ở trường học, điều này có thể ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ bạn bè – thầy cô của trẻ.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Theo các thống kê gần đây cho thấy, ở nhóm trẻ vị thành niên từ 15 – 18 tuổi, họ được đề nghị thực hiện một bài kiểm tra đánh giá khả năng xử lý các thông tin liên quan đến mức độ đo đạt cảm xúc. Theo đó, những người có những kết quả thấp nhất khi làm bài kiểm tra đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 4 lần so với những người khác. Theo thống kê này cho thấy, những đối tượng có kết quả cảm đo lường cảm xúc thấp này thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong khoảng thời gian thơ ấu và một số là ở hiện tại.

trầm cảm

  • Có khả năng sử dụng chất kích thích

Các nhà nghiên cứu tâm sinh lý trẻ vị thành niên đã phát hiện ra rằng, việc sống trong một gia đình có mức độ xung đột cao thường xuyên sẽ làm gia tăng tỉ lệ hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác nguy hiểm ở trẻ.

  • Trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về thể chất

Bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ quá nhiều lần, con sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng. Cảm giác này có thể sẽ được chuyển thành bệnh đau đầu mạn tính hoặc đau dạ dày. Khi tâm trạng buồn bã, trẻ sẽ không muốn ăn hoặc ngược lại, trẻ sẽ ăn quá nhiều để đối phó. Căng thẳng lo âu quá nhiều về đêm sẽ khiến trẻ khó ngủ và thường phải suy nghĩ về các mâu thuẫn đã xảy ra trong ngày.

  • Có những góc nhìn tiêu cực hơn về cuộc sống

Trẻ em cần được nuôi dưỡng từ bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn, vì thế nếu phải chứng kiến việc bố mẹ thường xuyên bất hòa, sâu trong tâm trí con sẽ hình thành những quan điểm tiêu cực về các mối quan hệ trong gia đình. Không những thế, điều này còn làm gia tăng khả năng trẻ có thể nhìn nhận bản thân theo cách tiêu cực.

Dấu hiệu trẻ đã bị ảnh hưởng do việc bố mẹ cãi nhau

  • Trẻ bắt đầu khóc lớn ngay khi thấy bố mẹ chuẩn bị cãi nhau
  • Khi bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, con sẽ hoàn toàn trở nên im lặng
  • Trẻ nhìn và nói như thể chúng không quan tâm đến những trận xung đột đang diễn ra xung quanh
  • Trẻ tỏ ra sợ hãi khi thấy bố mẹ la hét, quát mắng và có dấu hiệu bạo lực nhau
  • Khi đi học, trẻ có xu hướng “chiến đấu” với các bạn cùng lứa và không hòa nhập với môi trường, tỏ ra bất hòa với những đứa trẻ khác
  • Trẻ có dấu hiệu hành vi bất thường
  • Trẻ có xu hướng tự trách móc bản thân khi thấy cha mẹ bắt đầu xung đột
  • Con trẻ bắt đầu có những dấu hiệu trầm cảm
  • Thành tích học tập trở nên kém dần đi và không có hứng thú tham gia các hoạt động ngoại khóa
  • Không thích ở gần bố mẹ
  • Trẻ có xu hướng thích ở một mình trong phòng hoặc ra ngoài thường xuyên hơn để tránh nhìn thấy những cuộc cãi vã
  • Trẻ có thể bị đau đầu, đau dạ dày hoặc một số vấn đề sức khỏe khác để đánh lạc hướng sự chú ý của bố mẹ khỏi tranh cãi, ẩu đả.

bố mẹ cãi nhau trước mặt con

Những lưu ý khi xung đột xảy ra giữ vợ chồng

Mỗi người đều có những suy nghĩ và ý kiến riêng của mình, kể cả các cặp vợ chồng chung sống lâu năm vẫn có thể cãi nhau thường xuyên. Tuy nhiên, những trận cãi vã không nên đi quá xa tầm kiểm soát để tránh làm cho bọn trẻ trở nên sợ hãi. Hãy lưu ý những điều sau đây khi bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ:

  • Cả hai người đều nên tránh la hét, dùng những từ đe dọa lẫn nhau. Những hành động tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của trẻ. Cơn thịnh nộ ngoài tầm kiểm soát có thể sẽ hình thành nên bóng ma tâm lý cho con, làm chúng có một cái nhìn và quan điểm xấu về các mối quan hệ và hôn nhân.
  • Cố gắng giải quyết tranh luận của bạn khi chúng bắt đầu có thể nguy cơ phát sinh thành những cuộc xung đột lớn tiếng.
  • Hãy chắc chắn rằng đừng bao giờ lấy trẻ con ra làm lý do cho cuộc xung đột giữa hai vợ chồng bạn. Điều này sẽ làm tổn thương trẻ rất lớn, con sẽ cảm thấy có lỗi, bối rối và có xu hướng trách móc bản thân.
  • Sau những cuộc cãi vã với vợ hoặc chồng bạn, hãy đảm bảo với con rằng cả hai vẫn đang rất tôn trọng lẫn nhau và yêu thương trẻ.
  • Khi bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ không nên đôi co trong thời gian quá dài, thay vào đó hãy giải quyết mọi chuyện bằng tất cả sự chín chắn, trưởng thành mà cả hai có được. Bằng cách này, cả bạn và bạn đời sẽ có thể nhanh chóng kết thúc mâu thuẫn một cách nhanh chóng, từ đó trẻ sẽ cảm thấy tranh luận – phản biện là diều bình thường và nên giải quyết bằng sự tôn trọng nhất có thể với đối phương.
  • Luôn luôn trong trạng thái kiểm soát cơn thịnh nộ của bản thân và không nên mất bình tĩnh trước mặt con cái, hãy xin lỗi con nếu bạn đã làm thế. Điều này sẽ dạy cho con biết rằng, mất bình tĩnh không phải là cách tốt để giải quyết các mâu thuẫn.
  • Không thể tránh khỏi việc bạn không đồng ý với vợ/chồng của bạn về một số quy tắc nhất định xung quanh việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Tuy nhiên  nên đảm bảo tranh cãi để cả hai đều tích cực và hiểu nhau hơn, tránh nạt nộ “nảy lửa” về những điều đó trước mặt trẻ.
  • Hạn chế một cách tối đa việc nói xấu người khác trước mặt trẻ trong những cuộc cãi vã. Bên cạnh đó, đừng sử dụng những ngôn từ thô tục, lăng mạ đối phương chỉ để “giải tỏa” cơn nóng giận của mình.

bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ

Tốt hơn hết, hãy hạn chế tối đa việc to tiếng và xung đột trước mặt con trẻ. Bố mẹ nên nhớ, sẽ không có đứa trẻ nào muốn chứng kiến những cảnh cãi vã từ những người mà chúng yêu thương nhất trên đời, chúng cũng không muốn nhìn thấy người mà chúng kính trọng đang tổn thương nhau. Nếu những vấn đề xung đột xuất phát từ việc bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con sẽ làm cho trẻ cảm thấy buồn bã và có xu hướng trách móc bản thân.

Trong đời sống hôn nhân không thể nào tránh khỏi những cãi vã, mâu thuẫn. Tuy nhiên khi bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, hãy nhớ đến sự hiện diện của đứa trẻ mang “tâm hồn như trang giấy trắng” ở đấy, những gì bạn đối xử với đối phương và ngược lại đều sẽ mang rất nhiều ảnh hưởng đến con cái đấy!

Bài viết liên quan