Mẹ và Con - Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và gặp thường xuyên, có người chỉ bị nhiệt miệng 1 - 2 lần/năm, nhưng lại có người bị nhiều lần liên tục trong 1 thời gian ngắn. Nguyên nhân là do đâu và tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Nhiệt miệng là một tình trạng không hiếm gặp, thậm chí ai cũng sẽ đều mắc phải ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nhiều người lại bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Vì sao có hiện tượng này và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hiểu rõ hơn về nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể gây đau nhức, khó chịu, nhưng thường sẽ tự hết trong khoảng 1 – 2 tuần. Thông thường chúng sẽ có biểu hiện như vết loét nông nhỏ, hình tròn, sưng có màu trắng hoặc rơm rớm máu màu đỏ. Người bị nhiệt miệng có thể có nhiều vết loét lan rộng và phát triển cùng một lúc. Những vết loét này thường sẽ có độ dài khoảng 1mm – 2 cm và ở các niêm mạc miệng vị trí như lưỡi, nướu, trong môi, trong má…

Trong khi một số người cả năm chỉ có 1 hoặc 2 vết loét, nhưng nhiều người lại gặp phải tình trạng này thường xuyên, thậm chí bùng phát liên tục. Mặc dù chỉ kéo dài vài ngày, nhưng nhiệt miệng lại ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống. Các vết loét tái phát không nhất thiết phải ở cùng một vị trí. Khi mắc phải trường hợp này, người mắc phải cần theo dõi sức khỏe răng miệng, chế độ dinh dưỡng… và tìm ra nguyên nhân tại sao. Nếu như không có những yếu tố nào khiến bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây nhiệt miệng, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chứa nhiều axit 

Một số người có sở thích ăn những thực phẩm cay, nóng thường xuyên, thậm chí mỗi bữa ăn đều phải thêm ớt – tiêu – gừng… vào mới có thể ăn được, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều và thường xuyên đồ cay sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục. Bởi lẽ, vì đồ ăn cay nóng có thể gây ra tình trạng nóng trong người, bỏng miệng và tạo thành các vết lở loét, nhiệt miệng.

bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục

Bên cạnh đó, các loại thức ăn có tính axit cao như họ cam quýt, chanh, cà chua, dâu tây, dứa… cũng có thể làm bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục. Đặc biệt, nếu đang mắc phải nhiệt miệng nhưng vẫn nạp các thực phẩm kể trên có thể sẽ làm tình trạng thêm nặng nề, trầm trọng hơn, thậm chí mưng mủ, loang rộng.

Vi khuẩn gây loét dạ dày gây nhiệt miệng

Có một loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng trong dạ dày có tên Helicobacter pylori. Đây cũng là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng (cả những vết loét ở niêm mạc dạ dày, phần trên của ruột non). Không những vậy, loại vi khuẩn này còn được tìm thấy trong khoang miệng của con người, tạo ra các vết nhiệt miệng liên tục, thậm chí là lở loét đau đớn, khó chịu.

Niêm mạc miệng bị tổn thương

Có thể bạn chưa biết, nhưng lớp da bên trong miệng chúng ta rất mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nếu không cẩn thận. khu vực niêm mạc này có thể dễ bị tổn thương bằng các hành động vô ý thường ngày. Những vết trầy xước này do tổn thương sẽ khiến vi khuẩn dễ tấn công niêm mạc miệng hơn, và gây ra các vết lở loét đau đớn trong khoang miệng.

Những hành động có thể gây tổn thương niêm mạc miệng như đánh răng quá mạnh – quá nhanh, sử dụng bàn chải quá cứng, dùng chỉ nha khoa mạnh bạo, gắn răng giả không vừa, ăn cắn nhầm vào môi – lưỡi… đều có thể tạo ra các vết xước, thậm chí chảy máu trong niêm mạc miệng. Không những thế, trong quá trình điều trị nha khoa như bắt đầu niềng răng, làm răng… vô tình cọ xát mạnh vào miệng hoặc nướu cũng dễ gây ra các tổn thương không đáng có.

Không những thế, bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục cũng có thể là do tai nạn thể thao, hoạt động thể chất dẫn đến các chấn thương ở vùng răng miệng.

Bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng lo âu

Rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng, đặc biệt là phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm cho thân nhiệt tăng giảm thất thường. Và trong những trường hợp này, khí nóng tích tụ trong gan và thận làm cho tình trạng nóng trong người tăng cao, làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục.

Giống vậy, thường xuyên căng thẳng lo âu cũng sẽ làm nhiệt miệng xuất hiện nhiều lần kèm những vết loét đỏ rướm máu. Đôi khi, các vết sưng này sẽ làm người mắc phải sốt cao, mệt mỏi, lừ đù và khó chịu. Cảm giác này làm tăng thêm tình trạng căng thẳng đối với một số người, và khiến nhiệt miệng liên tục tái phát.

bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục

Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết nhưng nhiệt miệng cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có cha hoặc mẹ thường xuyên bị nhiệt miệng, con cái cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng tái phát liên tục nhiều lần.

Một số nguyên nhân khác

Nhiệt miệng cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể bị dị ứng với gluten hoặc không thể dung nạp được gluten, đặc biệt là thường xuyên tái phát mỗi khi ăn thực phẩm có chứa chất này. Không những thế, một số bệnh tự miễn dịch hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch khác cũng có thể là thủ phạm gây ra nhiệt miệng như bệnh Crohn, Behcet, lupus ban đỏ, HIV/AIDS. Hoặc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng… cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Sử dụng một số loại thuốc nhất định trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục như: Aspirin, thuốc chống viêm, thuốc chẹn beta, thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch…

Nên làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát?

Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng nổi nhiệt miệng, viêm loét miệng:

  • Tăng cường bảo vệ răng miệng: Nếu bạn dùng niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy nhờ nha sĩ chỉnh lại các loại sáp chỉnh nha để giảm thiểu các cạnh sắc nhọn và vệ sinh sạch sẽ định kỳ.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng: Bạn có thể thử tham gia các lớp học yoga, thiền, tập thể dục,… hoặc nghe nhạc, giải trí, cân bằng công việc/việc học và nghỉ ngơi.
  • Hạn chế nạp các thực phẩm mà bản thân dị ứng, và các loại đồ ăn như các loại hạt, đồ chiên nhiều dầu, gia vị hoặc thức ăn cay nóng, nhiều axit… Và tăng cường thêm nhiều nước, rau, ngũ cốc…
  • Vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng kỹ lưỡng cẩn thận, dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để tránh vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải mềm để ngăn kích ứng các mô mỏng bên trong miệng.

Hy vọng qua bài viết trên, Mẹ và Con đã cung cấp được cho bạn các thông tin bổ ích về nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng nhiều lần liên tục và gợi ý các cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Bài viết liên quan