Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, bạn nên bổ sung thêm các món ăn, thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao để giải cảm lạnh nhanh chóng. Vậy bị cảm lạnh nên ăn gì để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn? Tham khảo các chia sẻ chi tiết dưới đây cùng Tạp chí Mẹ và Con để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Bị cảm lạnh nên ăn gì?
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến trong những ngày giao mùa thu đông hoặc trong tiết trời mùa đông lạnh giá. Để giải cảm, bạn nên uống thuốc theo đơn kê, xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy bị cảm lạnh nên ăn gì và đây là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng dành cho người bị cảm lạnh:
- Gạo lứt: Đây là thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo cùng các nguyên tố vi lượng (sắt, canxi…) rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn không gây nặng bụng giúp người bệnh không cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn.
- Hành: Không chỉ là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, hành còn là vị thuốc có khả năng giải cảm, sát khuẩn, giảm nhức đầu hiệu quả.
- Trứng gà: Là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm vitamin, chất đạm, chất béo… có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cà rốt: Cà rốt là thực phẩm giàu vitamin C và beta-caroten cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn lên cơ thể.
- Gừng, tỏi: Bị cảm lạnh nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua gừng và tỏi. Đây là các vị thuốc giúp làm ấm cơ thể, giải cảm rất tốt cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tía tô: Theo Y học Cổ truyền, tía tô là gia vị có chứa tinh dầu thuộc tính ấm, cay và là bài thuốc không thể thiếu trong việc chữa cảm mạo, sổ mũi, đau nhức đầu.
- Nước ấm, mật ong, chanh: Hỗn hợp nước này giúp tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể, làm dịu cổ họng khi ho, giữ ấm cơ thể tốt hơn. Bạn chỉ cần uống hỗn hợp nước này 1 lần/ngày sau khi ăn sáng để nhanh chóng khỏi bệnh.
- Nước ép rau củ quả: Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong các loại rau củ quả như cà chua, bưởi, lê, dâu tây… được đánh giá cao trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Củ cải trắng: Thực phẩm này là vị thuốc trong Đông Y có tác tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, hàm lượng canxi; sắt; vitamin B1, B2, C.. trong củ cải trắng cao giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Cách chế biến các món đơn giản cho người cảm lạnh
Tham khảo cách chế biến các món ăn cho người bị cảm lạnh dưới đây để bệnh lý này sẽ chẳng còn là nỗi lo lắng của bạn vào những ngày giao mùa, ngày đông lạnh giá.
Cháo trứng gà tía tô
Món cháo trứng gà tía tô vừa bổ dưỡng vừa là bài thuốc chữa bệnh lý cảm phong hàn. Trứng gà có vị ngọt, tính bình, nổi bật với tác dụng dưỡng khí huyết, giải độc. Tía tô có vị cay ấm giúp làm ra mồ hôi, sát trùng, thông dương, trị chứng đau đầu, sổ mũi.
Để nấu món cháo này, bạn cần chuẩn bị 50g gạo tẻ, 1 trứng gà, 30g tía tô, 3 lát gừng tươi và 1 củ hành tím. Sau khi nấu cháo chín, lần lượt cho một lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, tía tô, hành củ, gừng rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Món cháo này có vị thơm ngon, dễ ăn, kích thích hệ tiêu hóa cho nên không có cảm giác nặng bụng sau khi ăn.
Cháo hành gừng
Gia vị gừng và hành có vị cay ấm được đánh giá cao trong việc giải biểu (toát mồ hôi), tán hàn, tiêu đàm… Cho nên món cháo hành gừng luôn là món ăn không thể thiếu cho những ngày cảm lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng món cháo này trong những ngày thời tiết thay đổi để sức đề kháng của cơ thể được nâng cao, tránh sự tác động của các loại vi khuẩn, virus gây hại.
Cách chế biến cháo hành gừng cực kỳ đơn giản, bạn cần chuẩn bị 60g gạo tẻ, 6 lát gừng, 6 nhánh hành lấy nguyên rể. Sau khi gạo nấu chín thành cháo thì cho thêm gừng, hành rồi ninh trong khoảng 15 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng rồi tranh thủ ăn cháo khi còn nóng.
Cháo gạo lứt tía tô
Vào những ngày cảm lạnh, bạn chỉ cần ăn bát cháo gạo lứt tía tô 2 lần, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối trong 3-5 ngày thì chứng cảm lạnh chẳng còn là vấn đề khiến bạn bận tâm. Để nấu món cháo này, bạn chỉ cần đun 12g lá tía tô, lọc lấy nước, bỏ xác rồi cho vào 100g gạo lứt nấu đến khi chín nhừ thành cháo. Cách nấu món cháo này siêu đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để chế biến.
Lưu ý quan trọng cho người bị cảm lạnh
Ngoài việc biết được bị cảm lạnh nên ăn gì và biết cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh thì người bị cảm lạnh cần nắm rõ thêm các lưu ý quan trọng dưới đây để nhanh chóng khỏi bệnh:
- Trong thời gian bị cảm lạnh, bạn nên tránh xa các thực phẩm đóng hộp, giàu protein, cà phê, bia rượu, các món đồ sống… Bởi vì, những thực phẩm này có thể khiến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của bạn bị tác động. Từ đó, bệnh tình trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.
- Song song việc bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, mọi người cũng phải tuân thủ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh.
- Bạn cũng nên vận động nhẹ, tránh nằm quá nhiều trong ngày vì sẽ khiến cơ thể ngày càng trở nên uể oải và mệt mỏi hơn.
- Bệnh nhân bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những không gian thoáng khí, tránh gió, nhiệt độ vừa phải.
Hy vọng với các thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn với việc bị cảm lạnh nên ăn gì cũng như cách chế biến các món ăn đơn giản. Hãy thường xuyên truy cập vào website của Tạp chí Mẹ và Con để cập nhật thêm nhiều kiến thức thật hữu ích bạn nhé!