Mẹ và Con - Tỷ lệ người trưởng thành bị sỏi thận ngày càng cao hơn. Vậy bị sỏi thận có nguy hiểm không? Cùng xem ngay tình trạng sỏi thận sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chúng ta bạn nhé!

Sỏi ở thận chiếm khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu, là căn bệnh phổ biến độ tuổi 30 – 60 nhưng đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng. Vậy sỏi thận có nguy hiểm không? Biểu hiện của sỏi thận là gì? Các biến chứng của sỏi thận là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong những thông tin dưới đây. 

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? 

Một số câu hỏi tương tự thường gặp là bị sỏi thận có nguy hiểm không? Sỏi thận 8mm có nguy hiểm không? Sỏi thận phải 3mm có nguy hiểm không? Sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng suy thận.

Bởi vì đây là căn bệnh có diễn biến âm thầm, nhiều người mắc bệnh có thể không nhận ra cho tới khi cơn đau quặng thận xuất hiện hoặc biết mình mắc bệnh khi đi khám tổng quát tại bệnh viện.

Theo các chuyên gia tiết niệu, sỏi thận khoảng 3mm là những viên sỏi nhỏ, mới hình thành nên chưa có khả năng gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể dễ dàng đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. 

Sỏi thận càng lớn, chẳng hạn như sỏi 8mm, sẽ gây cản trở lưu thông dòng nước tiểu dẫn đến thận bị ứ nước, giãn đài bể thận, trầy xước, chảy máu, gây nhiễm khuẩn tiết niệu… cùng nhiều biến chứng khác. 

Sỏi thận là gì

Triệu chứng của sỏi thận

Kích thước sỏi thận khác nhau sẽ có những triệu chứng tăng dần khác nhau. Việc sỏi thận có nguy hiểm không và bệnh sỏi thận có chữa được không thì còn tùy vào từng biểu hiện. Một số triệu chứng sỏi thận dưới đây cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng, cụ thể gồm: 

Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Khi sỏi được hình thành niệu quản (đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang) sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu. Từ đó dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

bệnh sỏi thận có nguy hiểm không
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không

Tiểu dắt, tiểu són

Sỏi thận có nguy hiểm không? Sỏi ở niệu quản hay bàng quang thường khiến người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít. Điều này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.

Cảm giác buồn nôn và nôn

Thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn. 

Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Sỏi thận có nguy hiểm không? Có vì bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi sỏi di chuyển ra ra những tổn thương hoặc gây tắc thì nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Những biến chứng sỏi thận

Muốn biết sỏi thận có nguy hiểm không thì phải xem qua biến chứng của sỏi thận. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tình trạng nước tiểu không thể chảy từ thận đến bàng quang để thoát ra ngoài, sẽ gây ứ đọng tại thận, sản sinh hiện tượng són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị vì nước tiểu sẽ chảy ngược lại vào niệu quản và thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi sỏi di chuyển sẽ gây ra cọ xát vào đường tiết niệu, lâu dần có nguy cơ khiến niêm mạc phù nề, sưng viêm và là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó theo bạn thì sỏi thận có nuy hiểm không?

Xem thêm:

Viêm bể thận cấp

Sỏi thận có nguy hiểm không? Có! Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận nếu không được điều trị sẽ gây nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản. Nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Triệu chứng viêm bể thận cấp xảy ra đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,…

Thận ứ nước

Sỏi ở đài thận có thể gây ứ nước một phần thận, còn sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Khi ứ nước, tắc nghẽn, sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.

Suy thận cấp và mạn tính

Trong quá trình sỏi di chuyển sẽ cọ xát, làm niêm mạc ống thận bị tổn thương, gây nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu. Nếu nhiễm khuẩn nặng ở mức độ cấp tính, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thận cấp tính, thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong trong vài ngày nếu không điều trị kịp. Tới đây, theo bạn sỏi thận có nguy hiểm không? 

bị sỏi thận có nguy hiểm không

Bị sỏi thận phải làm sao?

Bên cạnh câu hỏi sỏi thận có nguy hiểm không thì cũng không ít người thắc mắc về cách điều trị bệnh lý này. Từ lúc bắt đầu cho tới khi bệnh có những biểu hiện cụ thể (tức là đã trở nặng) thì hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị tốt nhất. 

Quá trình điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, chất lượng và vị trí sỏi thận. Nếu sỏi nhỏ dưới 5mm thường sẽ uống nhiều nước để đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, hoặc các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, kháng sinh nếu nhiễm trùng. Nếu kích thước viên sỏi lớn, không thể tự đào thải ra ngoài, các bác sĩ thường can thiệp bằng một số phương pháp phẫu thuật như

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL)
  • Nội soi lấy sỏi thận qua da
  • Nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng
  • Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm

Phát hiện và phòng ngừa sỏi thận

Để bản thân không phải đau đầu và mệt mỏi vì thắc mắc sỏi thận có nguy hiểm không thì bạn có thể tạo thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa sỏi thận, cụ thể như sau: 

  • Nếu trong gia đình bạn có ai từng sỏi thận, bạn cũng nhiều khả năng bị sỏi thận, nên tầm soát, khám định kỳ để kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe.
  • Thường xuyên bổ sung nước
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein, natri (muối)
  • Phòng các bệnh về tiêu hóa: Do các bệnh tiêu hóa và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng lượng chất tạo sỏi trong nước tiểu.
  • Hạn chế hoặc sử dụng đúng liều lượng vitamin C, viên sủi, thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit, và một số loại thuốc dùng để điều trị chứng đau nửa đầu hoặc trầm cảm.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc sỏi thận có nguy hiểm không rồi đúng không nào. Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Hãy thường xuyên đi khám định kỳ để sớm phát hiện và có cách khắc phục kịp thời nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.