Mẹ và Con - Giãn đài bể thận ở thai nhi và trẻ sơ sinh đa số không quá nguy hiểm và có thể tự phục hồi. Cần theo dõi ngay từ khi phát hiện để kịp thời xử lý nếu bệnh tiến triển nặng.

Phát hiện con bị giãn đài bể thận khi siêu âm thai nhi thường khiến bố mẹ rất lo lắng. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về bệnh giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh và thai nhi. Hy vọng giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng cũng như cách điều trị để bớt lo lắng.

Giãn đài bể thận là gì?

Giãn đài bể thận là tình trạng bệnh thận ứ nước lâu ngày và bị giãn nở. Nguyên nhân đa dạng nhưng nhìn chung là khiến nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ.

Giãn đài bể thận kéo dài có thể dẫn tới biến dạng thận. Một trường hợp điển hình là thận phình to và thành bể thận bị bào mỏng. Thận lúc này giống như túi nước mỏng, có khả năng vỡ nếu không kịp thời điều trị.

Giãn đài bể thận

Nguyên nhân bệnh giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh

Cũng giống như hầu hết các dị tật bẩm sinh hở trẻ, nguyên nhân bệnh giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh vẫn chưa thể xác định cụ thể. Đa số chuyên gia cho rằng đây là do di truyền. Trong đó, dưới đây là các nguyên nhân chính được cho là nhân tố gây ra tình trạng này:

Tắc nghẽn

  • Tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản: Do tắc nghẽn tại điểm thận nối với niệu quản (một ống nhỏ hẹp dẫn nước tiểu đến bàng quang). Đầu niệu quản bị chít hẹp là nguyên nhân rất phổ biến.
  • Thận đa nang: Thận đa nang không thể bài tiết nước tiểu và không phát triển bình thường. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện một bên, bên thận còn lại sẽ phát triển mạnh hơn để bù đắp thiếu hụt này. Chức năng thận về tổng thể vẫn bình thường.
  • Thận – niệu quản đôi: Người bình thường có 1 thận và 1 niệu quản mỗi bên cơ thể. Tuy nhiên, 1% dân số sẽ có nhiều hơn 1 niệu quản xuất phát từ thận gọi là thận – niệu quản đôi. Một số trường hợp niệu quản phụ bị tắc sẽ làm giãn niệu quản và hình thành túi phình chèn vào bàng quang.
  • Tắc niệu đạo: Tắc niệu đạo lâu ngày làm tắc niệu quản và bể thận.
  • Van niệu đạo sau bất thường: Mô bất thường trong niệu đạo, chỉ xuất hiện ở bé trai, làm tắc nghẽn bàng quang.
  • Trào ngược bàng quang – niệu quản: 5% – 25% giãn đài bể thận trước sinh là do nguyên nhân này. Các cơ ở ngã ba niệu quản và bàng quang hoạt động không bình thường khiến nước tiểu chảy ngược về thận. Trào ngược kéo dài có thể làm giãn niệu quản, giãn bể thận, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Các nguyên nhân khác

  • Niệu quản ngoài tử cung: Tình trạng này khá hiếm gặp, niệu quản không kết nối với bàng quang ở vị trí bình thường.
  • Không rõ nguyên nhân: Hơn một nửa số trẻ sơ sinh được chẩn đoán trước là mắc bệnh giãn đài bể thận nhưng không tìm được nguyên nhân. Bệnh cũng thường tự khỏi.

Nhiều trường hợp tình trạng giãn đài bể thận chỉ là hiện tượng sinh lý nhất thời tại thời điểm siêu âm. Đa số các trường hợp giãn thận phát hiện từ thời kỳ mang thai là thuộc nhóm sinh lý này. Tình trạng thường không tiến triển nặng và có thể dần cải thiện trong vòng vài năm sau khi trẻ ra đời.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không?

Đối với thai nhi

Ở thai nhi thì nếu tình trạng giãn bể thận ở mức nhẹ và trung bình thì gần như không cần can thiệp. Nếu tình trạng này nặng, thì cần theo dõi và xem xét điều trị sớm. Thông thường, nước tiểu của bào thai sẽ hòa vào nước ối bao quanh bé.

Nếu thai bị giãn đài bể thận nặng thì nước không thoát mà đọng lại trong đường tiết niệu dẫn tới lượng nước ối thấp. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển phổi của bào thai.

Đối với trẻ nhỏ

Bệnh giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh thì cần được điều trị sớm. Nếu để nặng, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận mạn tính, sỏi thận… Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như trẻ bị sốt nóng lạnh, tiểu ít, tiểu ra máu, nước tiểu có mủ hoặc mùi hôi kèm theo mẹ có nước ối ít thì nên kiểm tra siêu âm cho bé ngay.

Chi phí mổ giãn đài bể thận

Việc điều trị giãn đài bể thận phụ thuộc vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất. Nếu xác định bệnh không tự khỏi mà cần điều trị thì có một vài phương pháp như:

  • Đặt ống thông tiểu: Qua niệu đạo hoặc đặt trực tiếp tại thận bằng một vết mổ nhỏ.
  • Phẫu thuật giãn đài bể thận: Nếu tình trạng bệnh nặng thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật, cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân.
  • Dùng thuốc Tây: một số thuốc giãn cơ trơn niệu quản, thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc lợi tiểu… Lưu ý là chỉ uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, không tự ý mua và uống.
  • Dùng Đông y: các bài thuốc lợi tiểu, tán sỏi, bồi bổ cơ thể.

Chi phí mổ giãn đài bể thận

Do có nhiều cách điều trị khác nhau cũng như tùy mức phí tại từng cơ sở y tế mà chi phí mổ giãn đài bể thận không có mẫu số chung. Bạn nên tham khảo tại các bệnh viện uy tín để có cái nhìn đầy đủ nhất.

Nếu phát hiện giãn đài bể thận mà không theo dõi, điều trị thì về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Tốt hơn hết bố mẹ hãy theo dõi kỹ sức khỏe bé và nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám nếu có dấu hiệu nào bất thường nhé.

Bài viết liên quan