Mẹ và Con - Yêu bản thân quá mức và không xem trọng cảm xúc của những người xung quanh có thể là biểu hiện của bệnh ái kỷ, một căn bệnh tâm lý tương đối phổ biến nhưng lại ít người biết đến và quan tâm...

Bệnh ái kỷ là một bệnh tâm lý thần kinh khiến người bệnh chỉ tập trung vào việc quan tâm đến bản thân mà bỏ rơi những người xung quanh. Do đó, người mắc bệnh ái kỷ thường ít nhận được sự cảm thông của mọi người.

Bệnh ái kỷ là gì?

Bệnh ái kỷ hay còn được gọi là rối loạn nhân cách ái kỷ là một bệnh tâm thần khiến người bệnh yêu bản thân thái quá, chỉ quan tâm tới bản thân mình và muốn mọi người quan tâm, yêu thương mình. Người mắc bệnh ái kỷ sẽ không quan tâm gì đến mọi người xung quanh, thiếu đi sự đồng cảm đối với mọi người, 

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh ái kỷ cao hơn nữ giới và bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn thiếu niên hoặc độ tuổi trưởng thành. Lúc này, người bệnh sẽ có những hành vi như kiêu ngạo, tự phụ, kiêu ngạo, luôn xem mình là trung tâm và tin rằng, mình xứng đáng để được đối xử đặc biệt. Họ xem thường, không coi trọng cảm xúc hoặc nỗi đau của người khác và cảm thấy khó chịu nếu một người nào đó không quan tâm đến họ. 

Người mắc bệnh ái kỷ sẽ khó kết thân, làm bạn hoặc mở rộng với những người xung quanh và bị mọi người hiểu lầm là do ích kỷ. Do đó, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bệnh ái kỷ là gì

Các dạng bệnh ái kỷ

Bệnh ái kỷ được chia làm 8 dạng, dựa trên biểu hiện hành vi và mức độ nghiêm trọng:

  • Ái kỷ lành mạnh: Cảm thấy tự hào, vui vẻ về bản thân nhưng không quá nghiêm trọng, có sự tin tưởng vào bản thân nhưng không xem thường người khác.
  • Ái kỷ tự cao: Người mắc bệnh ái kỷ tự cao rất tự tin vào năng lực bản thân, khao khát được mọi người chú ý và ngưỡng mộ.
  • Ái kỷ khép kín: Là những người dễ cảm thấy suy sụp với sự phê bình của người khác, thường nhút nhát và khiêm tốn, nhạy cảm với những lời nhận xét của mọi người và có mong muốn được mọi người chấp nhận cực kỳ mãnh liệt.
  • Ái kỷ ác tính: Có xu hướng cảm thấy vui sướng khi người khác đau khổ, thích cư xử tàn bạo và hung hăng với người khác, có biểu hiện của người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
  • Ái kỷ tình dục: Luôn cố gắng để được đối tác công nhận, ngưỡng mộ trong chuyện quan hệ tình dục và luôn cố gắng thao túng tâm lý người khác thông qua các hành vi quan hệ.
  • Ái kỷ Soma: Bị ám ảnh bởi ngoại hình, nhan sắc, cân nặng của mình và luôn đề cao vẻ đẹp của bản thân, muốn mọi người công nhận mình đẹp.
  • Ái kỷ trí tuệ: Tin rằng mình tài giỏi, thông tuệ và luôn tìm cách để mọi người ngưỡng mộ tài trí của mình.
  • Ái kỷ tâm linh: Lợi dụng yếu tố tôn giáo và tâm linh như một “tấm khiên” cho những hành động sai trái; cố gắng lý tưởng hóa và thần thánh hóa bản thân để nâng cao vị thế xã hội và bảo vệ bản thân khỏi sự bất an.

Triệu chứng của người mắc bệnh ái kỷ

Những dấu hiệu của một người mắc bệnh ái kỷ thường có:

Không muốn bị người khác phê bình, nhắc nhở

Với một người mắc bệnh ái kỷ, họ sẽ khó chấp nhận bản thân mình bị nhận xét, góp ý hay phê bình từ người khác. Lúc đó, họ dễ có phản ứng thái quá, cảm thấy khó chịu, cho rằng mọi người đang xúc phạm mình và thậm chí cố gắng cãi lại để chứng minh bản thân mình đúng. 

Triệu chứng của người mắc bệnh ái kỷ

Đề cao năng lực bản thân

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, họ rất dễ đề cao năng lực bản thân và đề cao bản thân một cách thái quá, có ảo giác khả năng kiểm soát mọi việc. Họ cho rằng mình có năng lực hơn người và luôn muốn mọi người tôn trọng, chú ý và ngưỡng mộ mình.

Lợi dụng người khác

Một biểu hiện thường gặp của những người mắc bệnh ái kỷ chính là họ sẽ cố gắng thao túng tâm lý và lợi dụng người khác để đạt được mục đích cá nhân của bản thân. Họ muốn mọi người phải “phục vụ” cho những lợi ích, nhu cầu của họ.

Muốn người khác làm theo ý mình

Người mắc hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ muốn kiểm soát người khác, bắt buộc người khác phải làm theo ý của họ. Ví dụ điển hình nhất chính là các bậc bố mẹ muốn con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý bố mẹ để giúp họ hoàn thành ước mơ còn dang dở của họ. Hay những người chồng luôn muốn vợ mình nghe lời của mình, luôn cố gắng giành quyền kiểm soát trong mọi tình huống như muốn vợ không được nhuộm tóc, không cho vợ nhắn tin trò chuyện với người khác,…

Xem thêm:

Xem mình là “trung tâm của vũ trụ”

Người ái kỷ là những người luôn xem mình là trung tâm của vũ trụ. Khi đưa ra quyết định cho một tình huống nào đó, họ thường không cân nhắc đến những người xung quanh mình mà chỉ đưa ra lựa chọn dựa trên việc đó có lợi cho bản thân hay không.

Người ái kỷ thường chỉ tập trung vào việc mình cảm thấy như thế nào, những việc nào có lợi cho mình, những việc nào tốt cho mình,… thay vì đặt cái nhìn toàn cảnh vào vấn đề.

người ái kỷ

Xem thường cảm xúc của người khác

Vì luôn xem mình là trung tâm nên những người mắc bệnh ái kỷ thường ít quan tâm, không có sự cảm thông đối với cảm xúc của người khác. Họ luôn cố gắng phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ nếu vấn đề không thật sự liên quan đến họ.

Người ái kỷ vẫn có sự thấu cảm nhất định với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sự cảm thông đó thường rất ít và họ cũng không có năng lực để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình.

Nhạy cảm quá mức với những thất bại của mình

Người mắc bệnh ái kỷ có sự ảo tưởng nhất định về thành công của bản thân. Do đó, họ thường ít chấp nhận được sự thật rằng bản thân mình gặp thất bại trong một vấn đề nào đó. Khi xảy ra thất bại, họ cũng có xu hướng đổ lỗi cho người khác thay vì tự nhìn lại chính bản thân mình.

Nguyên nhân gây bệnh ái kỷ là gì?

Hiện nay, chưa thể kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến bệnh ái kỷ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di truyền đóng vai trò lớn trong việc hình thành bệnh. Những người có người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh ái kỷ cao hơn.

Ngoài ra, môi trường và yếu tố văn hóa cũng là những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh. Người sống trong môi trường chiến tranh, thù địch, người có gia đình kém hòa thuận, những người thường xuyên xem các vai diễn ái kỷ trên TV,… cũng dễ mắc bệnh hơn.

Một yếu tố nguy cơ khác chính là các vấn đề tâm sinh lý, chẳng hạn như bị bỏ be hay ngược đãi quá mức, từ nhỏ đến lớn luôn được nuông chiều, muốn gì được nấy,… 

rối loạn nhân cách ái kỷ

Hiện nay, nhiều người mắc bệnh nhưng không nghĩ rằng mình bệnh nên đã không chủ động thăm khám, tìm đến chuyên gia để nhận được sự giúp đỡ. Không có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh ái kỷ nhưng các liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn sống tích cực và lành mạnh hơn. Do đó, nếu có các triệu chứng bệnh thì đừng ngại đến thăm khám với các chuyên gia tâm lý bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.