Mẹ và Con - Tình trạng bé sơ sinh bị táo bón rất thường gặp, tình trạng này khiến nhiều mẹ đau lòng vì  bé đi ngoài khó khăn. Lâu dần, táo bón sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, các mẹ cần trang bị kiến thức cần thiết để hiểu đúng về tình trạng này.

Bé sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn của bé, nên không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp táo bón lại là biểu hiện cơ thể mà trẻ muốn chúng ta biết. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục của tình trạng này là điều cần thiết khi làm bố mẹ.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Bé sơ sinh bị táo bón là gì?

Bé sơ sinh bị táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài không hết, tần suất không đều và khó khăn trong quá trình đi ngoài dẫn đến thời gian đi ngoài bị kéo dài. Khi bị táo bón sẽ khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc… Đồng thời số lần trẻ đi ngoài sẽ giảm xuống đáng kể. Thông thường, trẻ sẽ đi ngoài 1 lần sau khoảng 3 – 5 ngày. Nhiều tình trạng táo bón nặng, thời gian này còn kéo dài hơn.

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ nên nhận biết sớm và có biện pháp điều trị chứng táo bón kịp thời.

Nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón

Cũng giống như những bệnh lý khác. Bố mẹ cần tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng bé sơ sinh bị táo bón để có cách khắc phục và điều trị hợp lý. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

Chế độ ăn uống của mẹ

Tình trạng bé sơ sinh bị táo bón liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của người mẹ. Vì ở giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ uống sữa để hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển.

Chính vì vậy, chế độ ăn uống của người mẹ sẽ tác động gián tiếp đến hệ tiêu hóa của con. Nếu như trong quá trình cho con bú các mẹ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, không ăn nhiều chất xơ, ngủ nghỉ không hợp lý… sẽ dẫn đến chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Từ đó, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng rất lớn và dẫn đến tình trạng táo bón.

Xem thêm: Top 10 chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé

Không chỉ là nguồn thức ăn thiết yếu mà sữa mẹ còn là nguồn cung cấp nước cho trẻ. Nếu trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón.

Bé sơ sinh bị táo bón
Bé sơ sinh bị táo bón

Do thay đổi chế độ ăn uống

Một trong những thời điểm mà bé sơ sinh bị táo bón nhiều nhất chính là giai đoạn tập ăn dặm (chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn thô, ăn nhuyễn).

Lúc này, cơ chế nhu động ruột của bé chưa thể làm quen kịp với việc chuyển từ tiêu hóa sữa sang thức ăn thô nên dẫn đến phân cứng và không đi ngoài được.

Thêm vào đó, chế độ ăn dặm ban đầu thường xuất hiện tình trạng thiếu chất xơ do trẻ kén ăn rau, củ, quả… và thiếu chất lỏng nên dễ dẫn đến tình trạng bị táo bón.

Xem thêm: Biểu đồ ăn dặm dành cho bé từ 0 – 12 tháng

Dị ứng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò

Bé bị dị ứng sữa bò hoặc dùng quá nhiều các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón.

Do sữa công thức

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bé sơ sinh bị táo bón thường gặp chính là do sữa công thức không hợp. Có thể hàm lượng protein khó tiêu, quá trình pha sữa quá đặc, thành phần trong sữa không hợp với cơ địa của trẻ… Nếu nguyên nhân xuất phát từ sữa công thức bố mẹ chỉ cần đổi sữa khác là được.

Cách khắc phục tình trạng bé bị táo bón

Táo bón là tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa thường gặp và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng táo bón trẻ thường gặp tình trạng khó chịu, đau rát…

Bên cạnh đó, nếu kéo dài còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nứt hậu môn, kén ăn, suy dinh dưỡng… Vậy làm sao để khắc phục tình trạng bé sơ sinh bị táo bón?

Massage bụng cho bé

Đây được xem là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để hạn chế và khắc phục tình trạng bé sơ sinh bị táo bón. Việc massage bụng đều đặn theo chiều kem động hồ sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó việc đẩy phân ra ngoài sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các mẹ có thể thử cách massage sau:

Bạn đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của bạn gần với hông bên phải của bé.

Trong quá trình xoay vòng, bạn hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của bé. Động tác này giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột.

Kết hợp vận động và uống nhiều nước

Một trong những cách giúp khắc phục tình trạng bé sơ sinh bị táo bón ở trẻ phổ biến mà mẹ có thể áp dụng chính là tăng cường hoạt động cho bém, cho bé tiếp xúc với thiên nhiên…  Việc hoạt động tay chân thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, từ đó cơ quan của hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ cần cho trẻ uống nước đúng và đủ. Không nhất thiết là chỉ dùng nước lọc, bố mẹ có thể cho bé uống những loại chất lỏng khác như: nước ép trái cây không đường, nước canh, nước cam tươi…

Nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón
Nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nhiệt độ trong nước ấm sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn, từ  đó giúp các bé sơ sinh bị táo bón cảm thấy dễ chịu hơn mỗi lần đi ngoài. Bố mẹ nên cho trẻ ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ngâm khoảng 5 – 10 phút.

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện ?

Nhiều mẹ lo lắng khi bé xuất hiện tình trạng táo bón và không biết hướng xử lý đúng cách. Sau đây là những dấu hiệu đi kèm táo bón mà bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Có máu trong phân
  • Trẻ có vẻ cáu kỉnh vì khó chịu nhiều
  • Em bé xuất hiện đau bụng
  • Tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện sau khi thực hiện các bước điều trị

Tình trạng bé sơ sinh bị táo bón rất thường gặp, nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Cần giữ bình tĩnh để quan sát tình hình và đưa ra cách điều trị hợp lý. Nếu đã đưa đến bệnh viện, bố mẹ chỉ cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Bài viết liên quan