Mẹ và Con - Khi mang thai, ẹ phải thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để đảm bảo thai được cung cấp đủ dưỡng chất. Do đó, nhiều chị em cũng không khỏi thắc mắc bầu ăn mận được không?

Mận vốn là món quả mọng yêu thích của nhiều chị em. Tuy thế, khi có bầu thì sự an toàn và phát triển của bé được đặt lên hàng đầu nên việc lo lắng bầu ăn mận được không, nhất là bầu 3 tháng đầu có nên ăn mận không là hoàn toàn dễ hiểu.

Nói ngắn gọn thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận, cả mận Bắc lẫn mận miền Nam (quả roi). Nhưng để dùng cho đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn bé thì chị em hãy đọc kỹ bài viết sau.

Bầu ăn mận được không?

Có thể khẳng định rằng miễn mẹ không dị ứng hoặc ốm nghén với mận thì dù là mận Nam (quả roi) hay mận Bắc (mận hậu) thì đều rất tốt cho các bà bầu. Quả mận chua chua ngọt ngọt chấm thêm muối tôm hay xóc muối ớt cay cay luôn là món khoái khẩu của các mẹ.

Không chỉ ngon miệng, đã thèm mà mận còn có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Sau đây là vài lợi ích từ quả mận cho bà bầu:

Lợi ích của mận hậu miền Bắc

  • Phòng tránh táo bón thai kỳ: Chất xơ trong quả mận rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón khi mang thai một cách đáng kể.
  • Hỗ trợ hấp thu sắt: Mận Hà Nội giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Sắt cực kỳ quan trọng với mẹ bầu. Thiếu sắt khi mang thai vừa khiến mẹ mệt mỏi vừa ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
  • Giảm ốm nghén: Dùng vài quả mận hậu trước bữa ăn chính mỗi ngày có thể giảm triệu chứng ốm nghén đáng kể.
  • Giúp phát triển xương: Lượng vitamin A dồi dào và kali, Vitamin K, canxi, phốt pho trong mận Bắc giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương.
  • Giảm nguy cơ chuyển dạ sinh non: Trong mận Hà Nội chứa khá nhiều Magie, một vi chất quan trọng giúp thư giãn các cơ tử cung, giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn tới chuyển dạ sinh non.

Bầu ăn mận được không và mận miền Bắc

Bầu ăn mận miền Nam được lợi gì?

Mận miền Nam với ưu điểm là có quanh năm cũng rất tốt cho mẹ và bé đấy nhé:

  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C giúp tăng cường sản xuất bạch cầu, củng cố hệ miễn dịch thường bị suy yếu khi mẹ mang thai.
  • Bổ sung nước: Bầu 3 tháng đầu ăn mận sẽ bổ sung được rất nhiều nước, ngăn tình trạng đau đầu, chóng mặt vì mẹ chưa có thói quen uống nhiều nước hơn.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Lượng nhỏ natri và cholesterol giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ cũng như giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Bảo vệ làn da: Mận giàu chất chống oxy hóa, vitamin A và C, là cách đơn giản giúp ngăn ngừa lão hóa da.

Mẹ cần lưu ý gì khi ăn mận?

Sau khi biết bầu ăn mận được không thì mẹ cũng nhớ ăn đúng cách để phát huy được tối đa lợi ích của loại trái cây này. Theo đó, bạn nên:

  • Dù là mận Nam hay mận Bắc thì bà bầu chỉ nên tiêu thụ 150 – 200g mận tươi trong một ngày.
  • Mẹ chọn quả tươi, không bị dập, úng và nên mua từ các nguồn uy tín.
  • Ngâm rửa kỹ trước khi ăn, tốt nhất là ngâm nước muối loãng 15 phút sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy mạnh.
  • Mẹ không nên gọt bỏ lớp vỏ mận vì vỏ chứa chất chống oxy hóa.
  • Không nên ăn nhiều muối, tránh ăn mận lúc đói bụng, tốt nhất là dùng tráng miệng sau bữa ăn.

Ngoài mận tươi thì mẹ cũng có thể làm ô mai mận chua ngọt lại mằn mặn ăn không ngán. Ô mai còn giúp giảm triệu chứng nghén rất hiệu quả ở nhiều mẹ bầu. Đồng thời, đây cũng là món kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho các mẹ bầu ốm nghén nặng, chán ăn.

Các món nước ép mận, sinh tố mận hay mứt mận cũng được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, nhớ chú ý không nên dùng quá nhiều đường để tránh nguy cơ đái tháo đường thai kỳ mẹ nhé.

Thắc mắc thường gặp về bầu ăn mận được không

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không là thắc mắc khá phổ biến. Bởi vì ở giai đoạn này bà bầu thường phải kiêng cữ nhiều hơn để ổn định thai nhi. Thế nhưng mẹ không cần lo lắng, ở giai đoạn nào thì mận cũng không gây hại cho mẹ lẫn bé.

Bầu táo bón ăn mận được không?

Có, bầu ăn mận giúp giảm táo bón hiệu quả vì mận giàu nước và chất xơ. Hơn nữa các vitamin trong mận cũng giúp tiêu hóa tốt hơn, từ đó ngăn ngừa và điều trị táo bón khi mang thai rất tốt.

Bầu ăn mận được không và mận miền Nam

Mẹ bầu ăn mận có bị nóng không?

Thực tế thì không thể phân chia trái cây thành loại “mát” hay “nóng”. Chỉ có trái cây chứa nhiều đường hoặc ít đường mà thôi. Nếu mẹ thuộc nhóm người thừa cân, nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ cao thì không nên ăn nhiều mận nói riêng và các món nhiều đường nói chung. Ngược lại thì không sao cả.

Ăn mận nhiều quá có sao không?

Cái gì nhiều quá thì không tốt, mận cũng không phải ngoại lệ. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều mận, các món chế biến từ mận thì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Sỏi thận
  • Mận khiến mẹ bầu no lâu, ăn ít hơn và do đó khiến cơ thể không hấp thu đủ lượng calo cần thiết. Nếu ăn quá nhiều còn gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Hàm lượng axit cao trong mận có thể gây ợ chua, trào ngược dạ dày ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Bầu ăn mận được không và các lưu ý khi ăn mận

Hy vọng bài viết đã giải đáp cặn kẽ thắc mắc bầu ăn mận được không của bạn. Cơ địa, tình trạng sức khỏe trong thai kỳ của mỗi người đều khác biệt nên mẹ hãy chú ý nếu ăn mận gây ra triệu chứng bất thường nào thì nên dừng ngay. Để chắc chắn hơn, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, dinh dưỡng nhé. Đừng quên khám thai định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của bé chuẩn nhất.

Bài viết liên quan