Mẹ và Con - Ba mẹ ly hôn vốn là điều vô cùng nhạy cảm với trẻ nhỏ. Vậy làm sao để bạn có thể mở lời với con về chuyện này để hạn chế sức "sát thương" xuống thấp nhất có thể?

Đi đến quyết định ly hôn đã là một việc làm không hề dễ dàng đối với bất kỳ đôi vợ chồng nào. Tuy nhiên, để nói cho con biết rằng ba mẹ ly hôn lại càng là vấn đề nan giải hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó theo dõi và nắm bắt tâm lý con, lựa chọn lời nói nhẹ nhàng, không hù dọa… sẽ giúp con tiếp nhận chuyện này không quá tiêu cực đấy!

Những điều trẻ cần biết về ly hôn

Ở độ tuổi mẫu giáo, nhiều trẻ có thể chưa từng nghe qua từ “ly hôn”. Con sẽ không biết nó có nghĩa là gì. Theo Isolina Ricci (một nhà trị liệu tâm lý đã viết cuốn sách “Mom’s House, Dad’s House for Kids), trẻ 2 tuổi có thể không thấy cuộc sống gia đình khác biệt như thế nào cho tới khi ba mẹ ly hôn.

Tuy nhiên, một đứa trẻ lớn hơn có thể tỏ ra lo lắng về những điều xung quanh con có thể thay đổi như thế nào, chẳng hạn như nơi trẻ sẽ sống, nơi ngủ, liệu con có tiếp tục gặp cả mẹ và bố hay không.

ba mẹ ly hôn
Ba mẹ ly hôn làm sao để nói với con

Đối với trẻ mẫu giáo, ba mẹ nên làm cho mọi chuyện trở nên đơn giản, rõ ràng. Do đó, hãy giải thích mọi việc theo những theo ngôn ngữ của con – dễ hiểu và rõ ràng.

Xem thêm: 4 điều hãy cân nhắc khi giành quyền nuôi con sau ly hôn

Ba hoặc mẹ sẽ không còn sống ở nhà nữa. Con sẽ dành khoảng thời gian cả ở nhà cũ và ở nhà mới với ba hoặc mẹ. Điều quan trọng là ba mẹ nên thể hiện làm sao cho con cảm nhận rõ hơn rằng con sẽ được chăm sóc và yêu thương dù có chuyện gì xảy ra.

Ba mẹ đừng quá ngạc nhiên khi trẻ mẫu giáo có dấu hiệu bất an hay thoái lui, gặp ác mộng, quấy khóc hay đòi hỏi nhiều sự quan tâm từ bạn và những người khác trong thời điểm này. Đây là điều hết sức bình thường. Bởi con vốn cần thời gian để thiết lập lại sự tự tin trong thế giới của mình.

Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng có thể kiên cường và thích nghi một cách đáng kinh ngạc. Cần trao đổi với con về chuyện ba mẹ ly hôn trước, trong và sau khi nó xảy ra sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách trẻ phản ứng với vấn đề này. Điều con cần nhất ở ba mẹ lúc này là sự yên tâm và nhất quán trong thói quen.

Nên nói thế nào với con về việc ba mẹ ly hôn?

Nói đúng lúc

Nếu đang cân nhắc đến việc ly thân hay ly hôn, bạn và vợ/chồng hãy giữ kín điều đó cho tới khi biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Dù việc tiết lộ đầy đủ có vẻ tốt hơn nhưng những câu không chắc chắn như “ba và mẹ đang nghĩ về việc ly hôn”, có thể khiến cho trẻ bối rối một cách không cần thiết.

Góc giải đáp: Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn ?

Dù không bao giờ có thời điểm “tốt” để nói chuyện ly hôn, nhưng có những thời điểm tồi tệ mà bạn cần tránh đó là:

  • Khi con ở trường
  • Ngay trước khi ba/mẹ đi làm
  • Khi con đi chơi
  • Hoặc ngay trước khi con ngủ

Bởi sau đó, con sẽ đột nhiên cảm thấy rất không an toàn và rất cô đơn. Trẻ sẽ cần bạn ở đó. Hãy chọn một thời điểm khi bạn có nhiều thời gian để trao nhiều cái ôm và sự trấn an dành cho thiên thần bé bỏng của con.

Cả ba và mẹ cùng nói với con về chuyện ly hôn

Bạn và người vợ/chồng nên cùng nhau nói với con về chuyện ba mẹ ly hôn. Ngay cả khi bạn không đồng ý về những điều khác, hãy cố gắng đồng ý về những điều cần nói với con, vì lợi ích của con. Tốt nhất, hai bạn nên chia sẻ cuộc nói chuyện này trước với nhau. Hơn thế nữa, điều này giúp duy trì cảm giác tin tưởng với ba mẹ.

ba mẹ ly hôn nên nói gì với con

Nói về chuyện ba mẹ ly hôn một cách đơn giản

Ba mẹ nên sử dụng những câu nói mà bạn biết rằng trẻ mẫu giáo hiểu. Chẳng hạn như bạn có thể chỉ đơn giản nói với con là ba sắp có một nơi ở mới, sẽ đưa mẹ đến và xem nó. Con vẫn sẽ tiếp tục được gặp cả ba và mẹ.

Bạn nên nhấn mạnh cho con biết việc ly hôn không phải là lỗi ở con. Bởi những đứa trẻ có thể tự trách mình vì cuộc chia tay, ngay cả khi con không nói.

Tránh đổ lỗi cho nhau

Dù có tức giận đến đâu, một trong cả hai bạn cũng đừng đổ lỗi cho người kia về sự tan vỡ, tránh tranh cãi trước mặt con. Nó sẽ chỉ làm cho trẻ bối rối và khó chịu.

Ba mẹ không nên biến bàn ăn trở thành tâm điểm, không thảo luận về các vấn đề pháp lý, ngay cả trên điện thoại, bất cứ khi nào trẻ có thể nghe thấy bạn nói. Hơn nữa, ba mẹ cần cố gắng không để sự tức giận hoặc hung hăng len lỏi vào giọng nói của mình.

Cần làm gì sau khi nói với con về chuyện ba mẹ ly hôn?

  • Lúc này, trẻ sẽ rất nhiều tình cảm và sự quan tâm từ ba và mẹ. Hãy tránh nói về việc ly hôn qua điện thoại với bạn bè hay để TV trở thành bảo mẫu trông trẻ. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ nhiều thời gian hơn hoặc kể thêm một câu chuyện cổ tích trước khi con ngủ. Tất cả con cần lúc này có khi chỉ là những nụ hôn và vòng tay âu yếm từ bạn.
  • Ba mẹ nên tiếp tục nói chuyện với trẻ. Ngay cả sau khi việc ly hôn đã chìm vào quá khứ, hai bạn vẫn nên chuẩn bị để nói lại những lời giải thích tương tự, trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng. Nếu muốn biết con mình đang nghĩ gì, ba mẹ nên dành thời gian thêm cho con, để con nói chuyện.

Bố nói chuyện với con trai

  • Ba mẹ cũng nên giữ các thói quen nhất quán. Việc ly hôn bị gián đoạn có thể khiến hai bạn khó duy trì những thói quen thông thường hoặc thậm chí là giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Thế nhưng, bạn vẫn nên cố gắng tiếp tục lịch trình bình thường của trẻ.
  • Lưu ý những dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề tâm lý liên quan tới việc ba mẹ ly hôn. Trẻ mẫu giáo có thể gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với việc di chuyển giữa hai nhà.
  • Không nên biến con trở thành gián điệp của mình. Khi một đứa trẻ trở về nhà sau khi thăm ba/mẹ, hãy chống lại sự cám dỗ để yêu cầu con cung cấp cho mình những thông tin về người kia.
  • Ba mẹ có thể cân nhắc việc đưa con đi khám tâm lý để con được hướng dẫn con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ba mẹ ly hôn vốn không phải là việc dễ dàng đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Vì thế, với những hướng dẫn trong bài viết này, Tạp chí Mẹ và Con hi vọng đã giúp bạn phần nào giải quyết được những lo thầm kín này. 

Bài viết liên quan