Chỉ số huyết áp là một trong những chỉ số cơ bản cần theo dõi trong suốt thời gian mang thai. Bà bầu bị tụt huyết áp có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Huyết áp thường thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như thức ăn, lối sống, căng thẳng tâm lý, thời điểm đo. Chủ yếu mẹ cần theo dõi thêm và cần biết đâu là dấu hiệu cảnh báo bà bầu cần đến gặp bác sĩ.
Bà bầu bị tụt huyết áp do đâu?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, huyết áp của mẹ thường sẽ thấp hơn bình thường. Điều này có thể lý giải là do hệ mạch máu giãn nở nhằm tăng cường lượng máu tới tử cung và bánh nhau để nuôi thai nhi. Hiện tượng này bình thường và không cần can thiệp y tế.
Tuy nhiên, nếu bà bầu bị tụt huyết áp quá thấp sẽ gây hại cho mẹ lẫn bé. Một số thói quen có thể ảnh hưởng đến huyết áp thường gặp là tắm lâu, thay đổi tư thế đột ngột hoặc do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
Ngoài ra, nguyên nhân bà bầu bị tụt huyết áp có thể là do bệnh lý: mẹ có bệnh tim mạch, nhiễm trùng, do nôn mửa, dị ứng, tác dụng phụ các loại thuốc…
Theo sinh lý, trong nửa đầu thai kỳ, huyết áp của người mẹ thường được giữ ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo tuần hoàn nhau thai nuôi dưỡng thai nhi. Lý giải cho điều này là sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau.
Tuy nhiên, tụt huyết áp trong thai kỳ không phải lúc nào cũng là tình trạng sinh lý. Bà bầu bị tụt huyết áp quá thấp có thể gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một số thói quen không tốt có thể gây tụt huyết áp khi mang thai như thay đổi tư thế đột ngột, tắm quá lâu.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai như: bệnh lý tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng, chảy máu, chấn thương, bệnh lý thận, mất nước, nôn mửa gây giảm thể tích tuần hoàn, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc.
Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai
Người bị huyết áp thấp mạn tính đã thích nghi với mức huyết áp này thường cảm thấy rõ dấu hiệu bệnh. Chỉ trong trường hợp mẹ bầu tụt huyết áp do mang thai thì các triệu chứng sau mới xuất hiện rõ rệt và thường xuyên hơn:
- Ốm nghén và nôn ói
- Thấy mệt mỏi triền miên
- Chóng mặt, hoa mắt lâng lâng, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột
- Dễ cáu gắt, tức giận
- Da dẻ xanh xao nhợt nhạt
- Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể vã mồ hôi
Bà bầu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?
Bà bầu tụt huyết áp nhìn chung không gây ảnh hưởng nguy hiểm nào cho cả mẹ lẫn con. Hậu quả đáng lo khi mẹ bị tụt huyết áp thực ra là do huyết áp thấp, chóng mặt hoa mắt dễ khiến mẹ bị té ngã.
Các chấn thương do va chạm hoặc ngất xỉu này mới là mối nguy hại cho sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu tụt huyết áp bị ngất xỉu sẽ khiến lượng máu và oxy truyền tới thai nhi bị sụt giảm.
Nếu máu và oxy cung cấp cho bé quá ít thì có thể gây ra biến chứng như thai chậm phát triển, có dấu hiệu sinh non, thai chết trong tử cung…
Thông thường, huyết áp thấp do thay đổi sinh lý trong những tháng đầu thai kỳ thì không có biến pháp điều trị cụ thể. Chỉ số này cũng thường bình thường trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba nên mẹ không cần quá lo lắng.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Vậy trong trường hợp nào mẹ cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ? Nếu việc bà bầu hạ huyết áp kết hợp với các tình trạng sau thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đây là các dấu hiệu biến chứng bà bầu bị tụt huyết áp nguy hiểm nên cần tìm kiếm nguyên nhân và điều trị triệt để:
- Ngất xỉu
- Khó thở
- Chóng mặt kéo dài
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi thị lực
- Đau tức ngực
- Cảm giác tê hoặc yếu lả một bên cơ thể.
Cách phòng tránh bà bầu bị tụt huyết áp
Có khá nhiều cách để phòng ngừa tụt huyết áp khi mang thai để mẹ tham khảo như sau:
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, mẹ nhớ “đi nhẹ nói khẽ cười duyên”. Buổi sáng khi thức dậy hãy ngồi dậy từ từ, nếu cảm thấy chóng mặt thì là do bà bầu bị tụt huyết áp, do đó nên ngồi nghỉ ngơi, hít thở sâu đều đặn.
- Chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
- Uống đủ nước, có thể uống thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin khoáng chất. Trà gừng hoặc các loại trà thảo mộc có thể giúp mẹ bớt thấy buồn nôn.
- Vận động nhẹ nhàng và đều đặn để hệ tuần hoàn hoạt động ổn định. Mẹ bầu có thể tham gia lớp học tập yoga khi mang thai, thiền để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần, từ đó phòng ngừa huyết áp giảm.
- Khám thai định kỳ: Siêu âm thai và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng huyết áp thấp.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ làm cho bà bầu bị tụt huyết áp. Vì thế, bạn nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, nên ngủ sau khi ăn trưa để lượng máu lên não đầy đủ, tránh trường hợp hạ huyết áp do máu dồn xuống dạ dày tiêu hóa thức ăn quá nhiều.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Mẹ bầu đang nằm mà đột ngột ngồi dậy hoặc đứng lên rất dễ gây tụt huyết áp do cơ thể chưa kịp thích nghi, máu chưa được đưa tới khắp cơ quan trong cơ thể.
Tình trạng bà bầu bị tụt huyết áp cũng không hiếm gặp nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy vậy, bạn cũng không được chủ quan mà hãy khám thai định kỳ cũng như chú ý các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể nhé.