Mẹ và Con - Triệu chứng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi thường sẽ xuất hiện ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên và có thể kéo dài suốt cả thai kỳ.

Việc bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là hiện tượng phổ biến. Các nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, do thai phát triển lớn, nghén… Vậy khi nào thì cần đến bệnh viện thăm khám? Bà bầu có thể tự làm gì để ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng này? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau.

Các giai đoạn chóng mặt và nguyên nhân chi tiết

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi đầu thai kỳ

Do thay đổi nội tiết tố và giảm huyết áp

Theo tổ chức Mang thai Hoa Kỳ, nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là do nồng độ nội tiết tố tăng mạnh. Việc này nhằm làm giãn nở mạch máu, tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, mạch máu giãn nở lại làm giảm huyết áp đồng thời có thể giảm lưu lượng máu lên não khiến mẹ bị chóng mặt, hoa mắt. Đặc biệt là nếu mẹ bị huyết áp thấp mà không biết mà còn thay đổi tư thế đột ngột thì có thể gây ngất xỉu, té ngã.

bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi
Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi nên xử lý thế nào

Do mẹ nôn nghén

Buồn nôn và nôn quá mức trong thai kỳ cũng dẫn tới chóng mặt, thậm chí toát mồ hôi. Lượng hormone thay đổi sẽ khiến bà bầu thấy khó chịu, ốm nghén, còn được gọi là chứng buồn nôn và nôn. Mặt khác, nếu nôn quá nhiều thì cơ thể sẽ bị mất nước và cũng có thể gây chóng mặt.

Thai ngoài tử cung

Một biểu hiện thường gặp của mang thai ngoài tử cung là chóng mặt. Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng lại làm tổ bên ngoài tử cung, thường là ở vòi dẫn trứng. Nếu mang thai ngoài tử cung thì ngoài chóng mặt sẽ có các triệu chứng đi kèm như đau bụng, chảy máu âm đạo.

Hoa mắt chóng mặt ở tam cá nguyệt thứ hai và ba

Các nguyên nhân gây chóng mặt trong 3 tháng đầu cũng có thể kéo dài và khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Điều quan trọng là thai càng lớn thì mẹ bầu càng cần đi kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu xuất hiện ở thời kỳ sau:

Do tử cung ngày càng lớn

Do bé ngày càng lớn khiến tử cung phình to và nặng nề, đè lên các mạch máu. Đặc biệt nếu thai nhi lớn thì tình trạng này có thể xảy ra ngay từ tam cá nguyệt thứ hai. Bà bầu nằm ngửa càng dễ chóng mặt đau đầu vì cản trở lưu lượng máu từ chi dưới về tim.

Đái tháo đường thai kỳ

Chóng mặt, đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu sụt giảm. Đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi suốt thai kỳ

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng gây chóng mặt, hoa mắt trong suốt thai kỳ. Các vấn đề này không phụ thuộc vào tuần thai cụ thể nào cả. Có thể kể đến:

  • Mất nước: tình trạng mất nước có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn mang thai nào. Mẹ bầu nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày trở lên trong giai đoạn đầu và tăng dần lượng nước. Đặc biệt không được đợi đến khát mới uống mà cần uống 8-10 cốc/ngày.
  • Thiếu máu: thiếu máu là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt. Đó có thể là do mẹ bầu nằm, ngồi sai tư thế làm thiếu máu lên não. Hoặc cơ thể thiếu máu nên ngoài chóng mặt thì da dẻ còn xanh xao, hoặc thấy khó thở.

Chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không?

Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng bình thường gần như bà bầu nào cũng từng gặp qua. Nếu tình trạng này không ảnh hưởng tới sức khỏe thì mẹ không cần quá lo lắng. Chủ yếu là mẹ cần lưu ý đừng để mệt mỏi, suy yếu hoặc hoa mắt chóng mặt thì cần cẩn thận tránh té ngã sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục, kèm theo các biểu hiện như bị chảy máu âm đạo, đau bụng, sưng tấy nghiêm trọng, tim đập nhanh, đau ngực, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội và các vấn đề về thị lực như mờ mắt, hoa mắt… thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Mẹ sẽ được thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại. Nhìn chung không cần quá lo lắng mà hãy đợi kết quả chính xác từ người có chuyên môn nhé.

Nên làm gì nếu mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai?

Nếu mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi thì có thể áp dụng một số cách giảm triệu chứng nhanh sau đây:

  • Mở cửa sổ hoặc đến những nơi thông thoáng.
  • Nên ngồi hoặc nằm xuống, lưu ý tránh các chuyển động đột ngột vì chúng sẽ làm tăng cảm giác chóng mặt.
  • Mẹ bầu không nên nằm ngửa, hãy nghiêng sang trái và dùng đệm lót đặt dưới hông để cải thiện lưu thông máu.
  • Uống nhiều nước, chú ý chế độ dinh dưỡng phải bổ sung đủ chất. Tuyệt đối không được bỏ bữa để tránh hạ đường huyết. Khi mệt mẹ có thể dùng nước ép trái cây hoặc kẹo ngọt để nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
Nên làm gì nếu mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai
Nên làm gì nếu mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có thể là biểu hiện bình thường khi mang thai nhưng nếu đi kèm một vài triệu chứng khác thì rất có thể có chuyện bất thường đang diễn ra. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên khám thai theo đúng lịch hẹn để theo dõi sức khỏe và can thiệp kịp thời khi cần thiết nhé.

Bài viết liên quan