Mẹ&Con – Ốm nghén diễn ra thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai dễ làm mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vậy bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để khắc phục tình trạng này? 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai 10 mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả Giúp bà bầu khỏi đau lưng

Mẹ bầu đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của ốm nghén như buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ bị nghén thì bầu sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy khổ sở với cơn đau hơn khi quá đói, quá no hoặc khi ăn những món ăn chua chẳng hạn như xoài, cóc, ổi, mận…

Mẹ bầu đau dạ dày 

Ảnh minh họa.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Ăn uống hợp lý

Mang thai, chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, bà bầu bị đau dạ dày chỉ cần ăn uống khoa học, tránh kiêng khem quá nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và không tốt cho sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, mẹ không nên tự ý điều trị với bất kỳ loại thuốc giảm đau hay dạng thuốc tây nào, vì chúng đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi. Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất giúp mẹ bầu chữa đau dạ dày để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh. Cụ thể, chế độ ăn uống khi mẹ bầu bị đau dạ dày như sau:

Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày khiến dạ dày căng phồng và tạo áp lực lên vùng ngực, mẹ bầu đau dạ dày có thể chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ. Đồng thời, khi ăn, mẹ nên nhai kỹ, nuốt chậm, nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm axít và bão hòa axít trong dạ dày.

Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Bị đau dạ dày khi mang thai, mẹ ưu tiên chọn các món tinh chế từ bột mỳ như cháo, mỳ, cơm mềm, sữa, súp… để tinh bột từ nguồn thực phẩm này chứa chất kiềm sẽ giúp bão hòa axít trong dạ dày.

Tránh vận động mạnh hoặc luyện tập ngay sau khi ăn: Vận động mạnh hoặc luyện tập ngay sau bữa ăn khiến thức ăn trong dạ dày và ruột khó chuyển hóa làm chúng trào ngược lên thực quản. Do vậy, sau bữa ăn, mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 2-3 tiếng trước khi vận động mạnh.

Tránh ăn những thực phẩm khô, cứng: Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao thì việc tạm ngưng những thực phẩm khô cứng như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, hẹ, cà… làm chỗ viêm loét khó lành, thậm chí càng loét thêm khiến bệnh đau dạ dày càng trầm trọng.

Nói không với các món chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh axít như khoai lang, khoai tây, dưa muối…, vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.

Sinh hoạt lành mạnh

Thức khuya, mất ngủ, lo âu, căng thẳng, stress cũng là “thủ phạm” dẫn đến đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, loại bỏ những suy nghĩ gây stress, đồng thời tránh thức quá khuya hay ngủ không đủ giấc. Chỉ một chút xáo trộn trong nhịp sinh học, cơ thể mẹ bầu sẽ phản ứng lại bằng những cơn đau, chẳng hạn như đau dạ dày. Ngoài ra, bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao thì đừng quên luyện tập các bộ môn đơn giản như yoga cho bà bầu, thiền, đi bộ, hay bơi lội nữa nhé!

Tags:

Bài viết liên quan