Mẹ&Con - Tiền sản giật thai kì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và em bé, thậm chí có thể gây biến chứng tử vong, nên cần có cách phòng tránh và ngăn ngừa thích hợp. Phòng ngừa tiền sản giật, mẹ bầu đừng quên bổ sung vitamin Mẹ bầu biết gì về nguy cơ tiền sản giật? Làm cách nào phát hiện sớm tiền sản giật?

Ảnh hưởng của tiền sản giật thai kì với mẹ bầu và thai nhi

Tiền sản giật thai kì là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi mang thai. Nặng nhất có thể gây tử vong đối với cả thai phụ và thai nhi.

Đối với thai nhi:

– Thiếu lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến động mạch đưa máu tới nhau thai. Nếu nhau thai không nhận đủ máu, em bé có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng nên làm chậm tăng trưởng, sinh con nhẹ cân, sinh non và khó thở cho em bé.

– Trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân, khoảng dưới 2,5 kg.

– Bong nhau thai làm tăng nguy cơ tử vong trong bụng mẹ của trẻ.

– Tử vong sơ sinh ngay sau sinh: do ngạt, chấn thương; chảy máu phổi; chảy máu não thất; bệnh màng trong…

Đối với thai phụ

Tiền sản giật và sản giật có thể hết sau khi sinh. Tuy nhiên, lúc mang thai, nếu sản phụ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, xuất huyết não gây tử vong.

 Suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, non tháng vì chuyển dạ tự nhiên hay buộc phải sinh sớm.

– Ảnh hưởng tới chức năng gan, thận của mẹ đặc biệt là mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ bị vỡ gan.

– Động kinh trong thai kỳ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như tai biến mạch máu não.

– Thị lực có thể mất hẳn trong thời gian mang thai.

– Biến chứng của Hội chứng HELL bao gồm tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu lan tỏa, phù phổi cấp, nhau bong non, suy thận cấp, xuất huyết não…

– Tiền sản giật thai kì có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

Rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch là một biến chứng nặng nề của tiền sản giật và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ vì điều trị nó rất khó khăn và hiệu quả kém.

– Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%.

– Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp: thường xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc một vài giờ sau đẻ.

Phương pháp điều trị tiền sản giật thai kỳ

Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tiền sản giật thai kì.

– Điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm. Quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật bằng cách sử dụng Aspegic, canxi, vitamin tổng hợp, Omega 3 (DHA, EPA), chocolate đen…

– Để điều trị kịp thời tiền sản giật thai kỳ thai phụ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật nặng. Khi có một trong những dấu hiệu tiền sản giật phải đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

điều trị tiền sản giật thai kỳ

Để điều trị tiền sản giật thai kì, cần chú ý theo dõi để có biện pháp xử lí kịp thời (Ảnh minh họa).

– Việc chữa trị duy nhất cho tiền sản giật là điều chỉnh thời gian sinh hợp lý. Tuy nhiên, nếu bệnh lí xuất hiện quá sớm trong thai kỳ, không sinh là phương pháp tốt nhất.

– Nếu có tiền sản giật nặng hơn, thai phụ có thể cần nghỉ ngơi trên giường trong bệnh viện. Trong bệnh viện, có thể có các bài kiểm tra thường xuyên hoặc các cấu hình nonstress sinh lý để giám sát tốt đo lường bé và khối lượng nước ối.

– Nếu huyết áp thai phụ quá cao, sinh mổ sớm là giải pháp chọn lựa hàng đầu.

– Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ/trung bình, thai phụ sẽ được bác sĩ kê toa uống thuốc hạ áp và đo huyết áp mỗi ngày.

– Nếu thai chưa đủ trưởng thành, thai phụ sẽ được chỉ định sử dụng thêm steroid để thúc đẩy phổi thai nhi phát triển nhanh hơn kèm với sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp để giúp kéo dài thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt.

– Yếu tố chính trong việc kiểm soát tiền sản giật là theo dõi huyết áp bà bầu và nhịp tim của thai nhi. Nghỉ ngơi trên giường và hạn chế hoạt động thể chất có thể giúp giảm huyết áp trở về mức bình thường. Luôn theo dõi sát nhằm đảm bảo tiền sản giật không phát triển thành sản giật.

Phương pháp phòng tránh tiền sản giật thai kỳ

– Khi mang thai, thai phụ cần theo dõi khám thai định kỳ đều đặn.

– Trước khi mang thai, cần thay đổi chế độ ăn uống, giảm mặn một cách tối đa kèm với tập thể dục đều đặn để giảm cân, tránh béo phì, có chỉ số BMI phù hợp.

– Hạn chế các yếu tố thuận lợi dẫn tới đến tiền sản giật thai kì như sinh con quá sớm hoặc quá muộn.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, sắp xếp thời gian để giảm bớt lượng công việc, có nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

– Khi có cao huyết áp cần điều trị theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của các bác sĩ.

– Bổ sung các loại vitamin D hợp lí để làm giảm nguy cơ tiền sản giật.

vitaminD

Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D khi mang thai có thể hạn chế biến chứng tiền sản giật (Ảnh minh họa).

– Có chế độ ăn uống hợp lí như ăn đầy đủ chất đạm, canxi, vitamin, các yếu tố vi lượng. Bổ sung các loại thức ăn giàu Omega 3, DHA,…

– Tiền sản giật và sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, nắm được nguy cơ, dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật, sản giật kèm với theo dõi thai kỳ thường xuyên, chủ động và kịp thời xử lý khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

Tags:

Bài viết liên quan