Dứa mang đến rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, có nên ăn dứa khi mang thai hay không vẫn là một điều gây hoang mang cho các mẹ bầu. Chính xác thì có nên ăn dứa khi mang thai?
Có được ăn dứa khi mang thai?
Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?
Câu trả lời chính là có! Thành phần của dứa có thể giúp cung cấp vitamin C, vitamin B6 và chất xơ dồi dào – là những thực phẩm chống viêm hiệu quả và có dưỡng chất quan trọng với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, những thành phần bên trong quả dứa còn có thể hỗ trợ giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dứa cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu bạn bị dị ứng với nhựa mủ, bạn cũng có nguy cơ bị dị ứng với dứa. Lúc này, nên hạn chế ăn dứa khi mang thai và cả sau khi sinh xong.
Bên cạnh đó, dứa chua, có hàm lượng axit cao cũng có thể dẫn đến ợ chua và trào ngược dạ dày thực quản nếu ăn dứa khi mang thai. Những người thường xuyên bị đau dạ dày thì nên hạn chế ăn nhiều dứa để tránh trào ngược, làm tăng cảm giác khó chịu khi mang thai.
Lỡ ăn dứa khi mang thai có gây sảy thai?
Nhiều người cho rằng ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu nói riêng có thể làm tăng khả năng sảy thai. Còn nếu phụ nữ ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thì làm tăng nguy cơ sinh non, sinh trước ngày dự sinh.
Tuy nhiên, tính đến hiện nay thì không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh về vấn đề này. Dứa có thể gây sinh non hoặc sảy thai CHỈ KHI bạn ăn quá nhiều dứa cùng một lúc. Lúc này, dứa có thể làm tăng hàm lượng bromelain − một loại enzyme làm tăng nguy cơ sảy thai.
Bên cạnh đó, khi lượng bromelain tăng cao có thể dẫn đến chuột rút, tiêu chảy, khiến nhiều người hiểu lầm với hiện tượng chuyển dạ.
Phụ nữ mang thai được ăn bao nhiêu dứa mỗi tuần?
Để việc ăn dứa khi mang thai mang đến hiệu quả cao nhất thì nên lưu ý chỉ ăn khoảng 300g dứa/tuần. Không nên ăn vượt qua lượng quy định cho phép để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Đặc biệt, cho dù có ốm nghén, buồn nôn, cảm thấy đắng miệng muốn ăn dứa thì cũng không nên ăn quá 1000g (1kg dứa) trong vòng 1 tuần. Việc ăn dứa quá mức có thể làm tăng lượng bromelain, gây co thắt cổ tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, để ăn dứa khi mang thai, tốt nhất nên bỏ sạch phần lõi – nơi lượng bromelain tập trung nhiều nhất. Nếu thích vị dứa, có thể dùng nước ép dứa tươi hoặc đóng hộp thay cho ăn dứa tươi vì trong quá trình ép lấy nước, bromelain bên trong dứa đã được loại bỏ.
Những lợi ích của việc ăn dứa khi mang thai
Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên ăn dứa khi mang thai bởi các lợi ích mà dứa mang đến gồm có:
Điều hòa huyết áp
Tuy quá nhiều bromelain có thể gây sảy thai nhưng một lượng vừa đủ bromelain có thể giúp giảm huyết áp, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, tránh được tình trạng tăng huyết áp khi mang thai. Do đó, bạn vẫn có thể ăn dứa khi mang thai nếu dùng với một lượng vừa đủ.
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Thành phần của chứa có chứa các chất chống oxy hóa cùng với vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ, chống suy giảm tế bào, hạn chế các tình trạng viêm nhiễm trong suốt thời gian mang thai.
Bổ sung chất xơ
Một điểm cộng của việc thỉnh thoảng có bổ sung dứa vào khẩu phần ăn khi mang thai chính là dứa giúp cung cấp chất xơ, giúp cải thiện được vấn đề táo bón thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai.
Bổ sung vitamin nhóm B
Lợi ích của việc ăn dứa khi mang thai sẽ giúp bổ sung vitamin nhóm B, gồm có vitamin B1 hay thiamine, vitamin B6 và pyridoxine. Các loại vitamin nhóm B không chỉ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, cơ của thai nhi mà còn giúp tránh được tình trạng thiếu máu cho mẹ trong khi mang thai.
Hơn nữa, vitamin nhóm B còn cung cấp kháng thể, giúp cơ thể sản xuất năng lượng, hạn chế được cảm giác khó chịu khi bị ốm nghén.
Bổ sung đồng
Bà bầu ăn dứa khi mang thai thì cơ thể sẽ nhận được một lượng đồng cần thiết để hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi.
Bổ sung sắt và axit folic
Ăn dứa tươi trong thai kỳ giúp cung cấp hàm lượng sắt cần thiết để cơ thể bạn có thể sản xuất hồng cầu và axit folic. Điều này sẽ giúp giúp ngăn ngừa thai nhi sinh ra dị tật bẩm sinh.
Thúc đẩy sản xuất collagen
Ăn dứa khi mang thai giúp bổ sung vitamin C, từ đó kích thích cơ thể sản xuất collagen tốt cho sự phát triển sụn, xương, gân của thai nhi. Collagen còn rất có lợi đối với làn da của mẹ, giúp phụ nữ mang thai hạn chế được tình trạng da sạm nám, xấu đi trong và sau khi mang thai.
Cải thiện tiêu hóa
Lượng bromelain có trong dứa là một thành phần rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn, giúp chống lại các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Vì thế, phụ nữ ăn dứa khi mang thai có thể cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Giúp lợi tiểu
Ăn dứa khi mang thai sẽ giúp loại bỏ các chất thải, tránh tình trạng tích nước cơ thể, từ đó giảm tình trạng sưng phù trong suốt thai kỳ.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị giãn tĩnh mạch gây đau nhức. Ăn dứa có thể giúp bạn cải thiện tình trạng khó chịu này.
Cải thiện tâm trạng
Vụ chua ngọt của dứa có thể giúp phụ nữ mang thai thoát khỏi cơn buồn nôn, chán ăn, giúp kích thích vị giác khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Khi việc ăn uống được cải thiện, bạn cũng giảm được các cơn ốm nghén thì tâm trạng của bạn cũng tốt hơn.
Nhìn chung, ăn dứa có lợi cho thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, mỗi lần mang thai đều khác nhau. Vì thế, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc ăn dứa khi mang thai hoặc có triệu chứng bất thường sau khi ăn dứa bạn nhé!