Mẹ&Con - Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng cho trẻ dùng thức ăn xay nhuyễn là một trong những cách giảm áp lực cho dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây nên những tác hại không nhỏ cho hệ tiêu hóa của trẻ đấy... Khoai tây, cà rốt và bắp ngọt xay nhuyễn đủ chất cho bé măm ngon Chế biến món dâu tây xay nhuyễn cực tốt cho trẻ

Bước vào tuổi ăn dặm, phụ huynh luôn cố gắng chế tạo thật nhiều những món ăn bổ dưỡng cho con cái để chúng phát triển tốt nhất. Trong thời gian này, thức ăn xay nhuyễn là lựa chọn không gì hoàn hảo hơn. Tuy nhiên khi bé lớn hơn, đã có thể ăn cháo hoặc cơm thì nhiều phụ huynh vẫn chiều chuộng con bằng cách xay nhuyễn mọi đồ ăn cho chúng.

Có nhiều trẻ đi học mẫu giáo vẫn không biết ăn cháo, cơm, bởi ở nhà cha mẹ toàn cho ăn đồ xay nhuyễn thành thói quen. Tưởng chừng như tốt cho hệ tiêu hóa, vô hại nhưng sử dụng thức ăn nhuyễn trong thời gian quá dài lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Một trong số đó chính là viêm loét dạ dày.

thức ăn xay nhuyễn

Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn, trẻ dễ bị loét dạ dày. (Ảnh minh họa)

Tác hại của việc chỉ cho con ăn đồ xay nhuyễn

– Nếu chỉ được ăn đồ xay nhuyễn, bé sẽ quen dần và mất khả năng nhai, cắn các loại thức ăn thô, rắn khi lớn lên. Trẻ rất dễ bị hóc, nghẹn khi ăn phải những thực phẩm cứng như sụn, sườn, xương cá…

– Không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể xay nhuyễn. Đa số những trẻ nghiện thức ăn xay nhuyễn là những người thiếu trầm trọng chất này và dư thừa chất khác. Không bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng khiến bé chậm phát triển.

– Tuy thiếu chất nhưng trẻ lại dễ bị béo phì, hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể phù. Bề ngoài, các bé vẫn tăng cân rất tốt nhưng bên trong lại không hề có sức đề kháng, vô cùng yếu ớt và rất dễ mắc bệnh.

– Không biết nhai thậm chí còn ảnh hưởng đến não bộ. Bộ não của bé không thể phân biệt đâu là thức ăn cứng, đâu là thức ăn mềm, thức ăn giòn hay dai… cũng không thể được trải nghiệm cảm giác cắn, xé, nhâm nhi, gặm nhấm… Thiếu những hoạt động này sớm muộn não bộ cũng trở nên ù lì, trì trệ, chậm tiếp thu.

– Trẻ quen với thức ăn xay nhuyễn cũng khó tránh khỏi viêm loét dạ dày. Đây hoàn toàn là chuyện nghiêm túc và có cơ sở khoa học được lý giải như sau: Khi phụ huynh cho con ăn một chén cháo xay, lẫn nhiều thực phẩm khác nhau như rau xanh, tôm, cá… thì hương vị và thành phần của tất cả thực phẩm trong chén cháo sẽ trộn lẫn lại với nhau, khiến cho bé dễ bị trớ. Trớ nhiều, ảnh hưởng đến dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày cũng như loét dạ dày cũng từ đây xuất hiện.

Nguy hiểm hơn, ở nhiều bé bị trào ngược dạ dày còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm có thể gây ho kéo dài, tương lai dẫn đến hen suyễn.

Yêu con không có nghĩa là chiều con một cách mù quáng. Phụ huynh hãy để bé được phát triển tốt nhất bằng cách tập cho con ăn uống khoa học. Từ 6 tháng tuổi cho trẻ ăn bột loãng, sau đó tăng dần độ sệt. 7 – 8 tháng tuổi tập cho bé có thể ăn bột đặc hoặc cháo loãng. 1 tuổi trở đi bé cần tập ăn cháo nấu nhiều hạt hơn và các loại thức ăn mềm như bún, mì… 2 tuổi, bé hoàn toàn có thể ăn cơm cùng thức ăn mềm rồi, ba mẹ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan