- Đau bụng thường xuyên
Mức độ đau nặng hay nhẹ còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày dễ nhận biết nhất chính là đau bụng thường xuyên. Mức độ đau nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Thông thường, các cơn đau sẽ xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc khi vận động mạnh. Nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ ngay để có lời khuyên thích hợp.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Tình trạng đau dạ dày thường khiến người bệnh chán ăn hoặc ăn không ngon miệng, kèm theo chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bạn nhanh chóng sút cân. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt chú ý và đi khám càng sớm càng tốt.
- Ợ chua thường xuyên
Nếu chứng ợ chua xuất hiện với tần suất nhiều lần trong ngày hoặc hàng tuần, bạn cần phải lưu tâm và không được chủ quan. Bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Ợ chua xảy ra là do dạ dày bị tổn thương khiến dịch tiết axit không đúng lúc hay không cần thiết. Lượng axit dư thừa gây nên chứng ợ chua, tạo cảm giác nóng rát ở ngực rồi lan tới vùng cổ họng.
- Buồn nôn và nôn
Ảnh minh họa
Buồn nôn và nôn cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Biểu hiện này thường khiến người bị đau dạ dày khó chịu, thậm chí gây viêm, rách lớp niêm mạc của thực quản. Một số khác còn gặp phải tình trạng thiếu nước, suy nhược cơ thể do nôn ói quá nhiều.
- Dạ dày bị xuất huyết
Xuất huyết dạ dày là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày đã tiến triển khá nặng trong thời gian dài. Điều này cũng đồng nghĩa với lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề. Tình trạng này được biểu hiện khi bạn nôn ra máu hoặc đại tiện có lẫn theo máu hoặc phân có màu đen. Triệu chứng này thực sự rất nguy hiểm nên bạn cần phải cảnh giác để kịp thời có phương pháp điều trị đúng đắn.
Phòng bệnh đau dạ dày
Bên cạnh quan tâm đến các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn cũng cần biết được biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả.
- Luôn luôn ăn chậm, nhai kỹ.
- Ăn chín uống sôi.
- Tạo thói quen ăn uống đúng giờ.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng để tránh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau.
- Ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.