Mẹ&Con - Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn về thần kinh, nội tiết và cả sự phát triển thể chất… Tuy nhiên, trên thực tế vi chất này vẫn chưa được xem trọng nên có gần 70% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. 10 thực phẩm bổ sung Sắt góp phần cho cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh 6 chất để bé phát triển một cách toàn diện mẹ nên bổ sung cho trẻ 2 nhóm dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung đầu thai kì

Kẽm rất quan trọng với trẻ nhỏ

Chỉ chiếm vài phần triệu trên trọng lượng khô của cơ thể, nhưng kẽm tham gia vào thành phần của khoảng 300 enzym và là một chất xúc tác quan trọng trong quá trình nhân bản của ADN.

Vì lẽ đó, kẽm tác động vào việc kích thích quá trình tăng trưởng của hàng loạt cơ quan quan trọng như não, hệ thần kinh, giúp trẻ tập trung, phát huy khả năng học hỏi, phát triển ngôn ngữ và cả tâm thần vận động.

Bên cạnh đó, kẽm còn có khả năng điều hòa chức năng của hệ nội tiết điều khiển hoạt động sống bên trong và ngoài cơ thể, tăng cường khả năng chống oxy hóa, phát triển hàng rào miễn dịch. Khi được cung cấp đầy đủ kẽm, trẻ sẽ ăn ngon miệng, đạt được chiều cao tối ưu cũng như tốc độ phát triển thể chất.

Biểu hiện của trẻ khi thiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm, không phải chuyện đùa! 6

Trẻ thiếu kẽm sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng. (Ảnh minh họa)

Từ vai trò quan trọng đối với sức khỏe đã nêu trên, nếu trẻ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện như:

  • Ăn không ngon miệng, biếng ăn từ đó dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng
  • Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh khiến trẻ dễ gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón…
  • Trẻ thường dễ nhiễm bệnh, nhất là những bệnh về đường hô hấp, do hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Trẻ dễ bị tổn thương ở da như viêm da, mụn mủ, dày sừng, chậm liền sẹo, tóc rụng
  • Thị giác rối loạn, nhìn kém, sợ ánh sáng, mù đêm
  • Trẻ bị run, khàn giọng, rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, khóc đêm…

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kẽm

Dinh dưỡng kém:

Bữa ăn thiếu cân bằng các thành phần dinh dưỡng, nhất là chất đạm từ động vật khiến cho cơ thể trẻ không nạp đủ lượng kẽm cần thiết trong giai đoạn đang phát triển. Bên cạnh đó, những trẻ bị bệnh, phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cũng dễ bị thiếu kẽm so với trẻ khỏe mạnh.  

Rối loạn hấp thu

Những trẻ thường gặp các vấn đề về tiêu hóa hay hấp thu như do mắc bệnh tiêu chảy mãn tính, viêm ruột… sẽ không hấp thu đủ kẽm cho cơ thể.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính

Với những bệnh nhân đang được điều trị chứng thiếu sắt kéo dài, hội chứng ruột ngắn, viêm đường ruột, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu lâu dài, dẫn lưu hoặc rò rỉ ruột trên… cũng có nguy cơ bị thiếu kẽm do không nạp đủ hoặc thất thoát kẽm. Ngoài ra, thường xuyên dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu hụt một lượng kẽm nhất định.

Phòng ngừa nguy cơ thiếu kẽm ở trẻ

– Ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, khi mẹ mang thai cũng cần phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt từ trong bào thai.

– Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, nhất là các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng sữa, hải sản, ngũ cốc, các loại hạt họ dầu…

– Chú ý đến nguyên tắc an toàn thực phẩm và vệ sinh khi chế biến thức ăn để phòng tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy dễ gây thiếu kẽm.

Điều trị thiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm, không phải chuyện đùa! 7

Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm và qua đường uống. (Ảnh minh họa)

– Với trẻ sơ sinh nhẹ cân (có cân nặng dưới 2,5kg), các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung kẽm từ tháng thứ 2 sau khi sinh.

– Khi trẻ đạt 4-6 tháng tuổi, bên cạnh việc bổ sung kẽm qua thức ăn dặm, bạn có thể tăng cường kẽm qua đường uống với liều lượng là 5mg/ngày. Tuy nhiên, trước khi bổ sung kẽm, bạn nên đưa trẻ đến cơ quan y tế để được kiểm tra mức độ trẻ thiếu kẽm và có biện pháp bổ sung phù hợp.

– Bên cạnh việc dùng kẽm, bạn nên bổ sung vitamin A, B6, C và phốt pho để hỗ trợ hấp thu và đặc biệt phải nhớ uống sau bữa ăn 30 phút. 

– Nếu cần phải dùng kẽm kết hợp với sắt, bạn nên dùng kẽm trước và sắt sau, cách nhau một khoảng thời gian. Bởi lẽ, sắt sẽ làm giảm hấp thu, khiến cho kẽm không thể phát huy được công dụng vốn có. 

Thiếu kẽm nên ăn gì?

Hải sản

Các loại hải sản có vỏ như hàu, tôm hùm, cua, ngao, cá hồi… đều chứa rất nhiều kẽm. Một con hàu cỡ vừa không chỉ chứa sắt, selen, các loại vitamin như B12, C mà còn chứa nguồn kẽm dồi dào đến 5,3mg.

Các loại hạt

Hạt vừng, bí ngô, hạnh nhân, hạt điều… đều chứa rất nhiều kẽm. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn, thức uống để trẻ bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Kẽm tồn tại nhiều trong các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh và rau như măng tây, rau chân vịt, bắp ngô, khoai tây, bí ngô. Đặc biệt, trong nấm cũng chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần nấm trắng có thể cung cấp đến 1,4mg kẽm cho cơ thể.

Thịt

Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà cũng là nguồn bổ sung kẽm cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng trẻ thiếu kẽm hiệu quả. Theo tính toán, 85 gam ức gà chứa 0,9mg kẽm, 93 gam thịt bò om chứa 7mg kẽm, trong khi đó 93 gam thịt gà nấu chín cũng có thể cung cấp 2,4 mg kẽm.

Tags:

Bài viết liên quan