Mẹ&Con – Nhiều lần lên cơn sốt, hôn mê, xuất tiết nhiều đờm dãi… Bé trai 3 tuổi được chẩn đoán bị viêm não nhưng khi xét nghiệm, bác sĩ xác định bé nhiễm vi rút dại. Nguồn lây không phải từ đâu khác mà chính từ vật nuôi trong nhà. Bị chó nhà cào, mắc bệnh dại nguy kịch Bé trai 11 tuổi tử vong vì nhiễm bệnh dại do mèo cào

Mùa hè, mẹ đừng để bé bị lây bệnh dại từ thú cưng nhé! 5

Bệnh dại do vi rút từ động vật lây sang người. (Ảnh minh họa)

Đó là trường hợp của một bé trai 3 tuổi (Hải Phòng) cấp cứu tại bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng hôn mê, sốt li bì… Mặc dù bé bị sốt cao nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Bước đầu, các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm não cấp.

Tuy nhiên, chỉ 7 tiếng sau sức khỏe của bé trở nên tồi tệ hơn, bắt đầu có biểu hiện sưng vùng kín và xuất tiết nhiều đờm dãi. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhi xét nghiệm dịch não tủy, tiến hành làm các xét nghiệm đặc hiệu để tìm vi rút dại. Kết quả là dương tính.

Được biết, gia đình có nuôi thú cưng trong nhà và bé thường xuyên tiếp xúc với chúng. Có thể đó chính là nguyên nhân khiến bé bị nhiễm vi rút dại. Chỉ một ngày sau khi nhập viện, bé đã rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, suy hô hấp, suy tuần hoàn… Sau 5 ngày điều trị, tiên lượng của bệnh nhi vẫn xấu nên gia đình xin cho về nhà.

Hiểu rõ hơn về bệnh dại

Bệnh dại do vi rút từ động vật lây sang người. Vi rút này xâm nhập vào cơ thể người từ vật bị nhiễm vi rút dại như chó, mèo thông qua vết cắn, vết xước hoặc vết thương trên da. Với những gia đình có vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi chưa được tiêm phòng, nhà có trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi rút dại.

Trường hợp bị chó, mèo nhiễm vi rút dại cắn ở mặt, cổ, tay… có thể phát bệnh chỉ sau 10 ngày với những triệu chứng như co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, bao gồm cả cơ mặt. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị co thắt cơ hô hấp, co thắt thanh quản gây khó thở, có biểu hiện sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.

Bệnh dại bắt đầu tiến triển ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên các vùng ở trên. Thậm chí có phản ứng dữ dội nhưng sau đó tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hôn mê và tử vong.

Cần được tiêm vắc xin dại

Mùa hè, mẹ đừng để bé bị lây bệnh dại từ thú cưng nhé! 6

Khi bị chó, mèo cắn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Thông thường, thời gian ủ bệnh dại là từ 2-8 tuần, thậm chí có trường hợp còn kéo dài đến cả năm. Để phòng tránh bệnh dại cho trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình, mọi người cần phải tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Bố mẹ cũng nên hạn chế để con tiếp xúc quá gần với các loài thú nuôi trong nhà.

Mặt khác, nếu chẳng may bị chó, mèo cắn… bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm để được tư vấn và theo dõi sức khỏe hoặc được chỉ định tiêm vắc xin. Hầu hết các trường hợp bị bệnh dại khi đã lên cơn thì 100% đều tử vong.

Các bước xử lý ban đầu khi bị chó dại cắn

Bước 1: Xử lý vết thương bằng cách rửa sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%.

Bước 2: Sát khuẩn vết thương bằng cồn. Bước này có tác dụng chống bội nhiễm và nhằm hạn chế tối đa lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể.

Bước 3: Đến ngay cơ sở y tế hoặc các trung tâm y tế dự phòng càng sớm càng tốt.

Tags:

Bài viết liên quan