Mẹ&Con – Tại châu Á, cứ mỗi 15 phút là có một người tử vong vì bệnh dại, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 40%. Riêng ở nước ta, kết quả thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm có đến 650.000 người bị súc vật, chủ yếu là chó dại cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin. Một phụ nữ tử vong vì uống thuốc nam sau khi bị chó dại cắn Sản phụ tử vong sau khi lên cơn dại, trẻ sinh non nguy kịch Bé trai 11 tuổi tử vong vì nhiễm bệnh dại do mèo cào

Cái chết từ từ và đau đớn

Cuối tháng 8-2014, bé Nguyễn Thị Thanh Th. tử vong do bị chó hàng xóm cắn nhưng gia đình chủ quan không cho nạn nhân đi tiêm phòng. Chỉ vài tháng sau đó, bé Th. lên cơn sốt, cào cấu và cắn 5 người trong gia đình. Trước đó vào năm 2013, bé Th. cũng từng bị chó cắn và gia đình đã cho bé đi tiêm phòng.

Tháng 5-2016, bé trai 11 tuổi ở Tuyên Quang bị nhiễm bệnh dại do mèo cào và sau 3 tháng đã tử vong. Gia đình cho biết, khoảng 3 tháng trước bé bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng. Trước khi nhập viện, bé có biểu hiện mệt mỏi, không ăn, không uống, sợ gió và rùng mình nhiều lần.

Những cái chết bất ngờ vì súc vật cắn 6

Bị mèo cào sau lưng, 3 tháng sau thì bé tử vong.

Trên đây chỉ là hai trong hàng nghìn trường hợp bị tử vong vì bị súc vật cắn. Đa phần là do sự chủ quan không tiêm phòng, nên khi phát hiện ra các triệu chứng dại và đưa đi cấp cứu thì đã quá muộn.

Chó cắn, mèo cào… nguồn khởi phát bệnh dại

Mỗi năm nước ta phải chi hơn 300 tỉ đồng tiền vắc xin. Trong đó, khu vực miền núi phía Bắc được xem là khu vực trọng điểm dại, với hơn 80% số ca tử vong.

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây nên. Người bị nhiễm vi rút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vi rút dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, vết thương hở dính vào nước bọt của động vật như chó, mèo.

Theo các chuyên gia dịch tễ, số ca tử vong do bệnh dại thường không tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn. Y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định rằng, bệnh dại khi đã lên cơn thì 100% đều dẫn đến tử vong. Trong khi đó, sự hiểu biết của người dân về bệnh dại còn mơ hồ.

Đến nay bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị nên khi lên cơn dại nguy cơ tử vong là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh dại.

Biểu hiện mắc bệnh dại

– Thời kỳ đầu: có biểu hiện sốt, đau đầu, mất ngủ, sưng tấy và ngứa tại vết cắn.

– Thời kỳ phát bệnh: Lúc này người có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, sợ nước và gió, vã mồ hôi, hạ huyết áp, cơ thể phản ứng dữ tợn.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên tiêm phòng sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh sẽ rất cao. Nhưng nếu tiêm vắc xin chậm, hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn có thể giúp bạn tránh xa “tử thần”.

Biện pháp duy nhất để cứu chữa người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được dùng thuốc nam hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vết cắn.

Các bước sơ cứu khi bị chó dại cắn

Những cái chết bất ngờ vì súc vật cắn 7

Tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh dại do chó cắn. (Ảnh minh họa)

Bước 1: Rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút. Kết hợp rửa với xà bông đặc hoặc các chất tẩy rửa khác. Chú ý rửa nhẹ nhàng, tránh làm trầm trọng vết thương.

Bước 2: Sát khuẩn vết thương bằng muối 0,9%, dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch I ốt.

Bước 3: Bôi lên vết cắn ít thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng vết cắn. Băng hờ vết thương để che chắn khỏi bụi bẩn.

Bước 4: Sau khi sơ cứu vết thương xong, cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh. Vết thương do chó cắn cần được theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Dấu hiệu khi bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay

Triệu chứng dại ở động vật

– Hung dữ khác thường.

– Nước dãi nhiều.

– Giọng sủa khàn.

– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

– Triệu chứng dại của mèo giống chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối.

– Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.

– Vết cắn ở đầu, cổ, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục… cho dù là vết cắn nhẹ hoặc vết trầy xước do bị cào.

– Cắn nhiều chỗ hoặc vết cắn sâu.

– Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.

Một vài điều lưu ý khi tiêm phòng dại

– Tiêm phòng dại sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi bị dại.

– Tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vắc xin phòng dại.

– Trong thời gian tiêm, không nên làm việc quá sức, không uống rượu bia hay dùng các chất kích thích.

Phòng chống chó dại cắn

Những cái chết bất ngờ vì súc vật cắn 8

Không nên chủ quan khi bị chó cắn. (Ảnh minh họa)

– Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó, mèo. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú y để được tiêm phòng và chữa trị.

– Giữ vệ sinh, tắm rửa cho chó, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo, hạn chế để chó chạy rông, đeo rọ mõm cho chó.

– Để đề phòng trường hợp bị chó, mèo cắn, bố mẹ cần để ý trông chừng trẻ, không cho trẻ đến gần chúng trong thời gian sinh sản hay khi đang ăn.

– Với những trẻ lớn, mẹ nên dặn dò trẻ không được đến gần súc vật lạ, không chọc phá khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ.

Tags:

Bài viết liên quan