Khoa học đã chứng minh, thời tiết có ảnh hưởng đến tâm trạng con người đặc biệt là những người nhạy cảm. Người nhạy cảm dễ bị choáng ngợp bởi ánh sáng và tiếng ồn, dễ bị giật mình, bị ảnh hưởng bởi lời nói hay tâm trạng của người khác.
Thời tiết nóng nực ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của chúng ta?
Năm 2013, một ghiên cứu chỉ ra rằng thời tiết ấm mang đến tâm trạng vui vẻ hơn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng đến nỗi làm không khí oi ả sẽ tác động tiêu cực tới cảm xúc của mỗi người và ngoài những cảm xúc tiêu cực, nhiệt độ tăng cao còn làm cho người ta hung hăng và bạo lực hơn. Điều này chứng minh cho việc tỉ lệ tội ác cao điểm thường rơi vào mùa hè. Thống kê chỉ ra rằng khi trời nóng nực, tần số của các cuộc bạo lực tăng lên 4% và các cuộc xung đột tăng 14%.
Thống kê chỉ ra rằng thời tiết nóng nực se làm chỉ số bạo lực tăng lên (Ảnh minh hoạ).
Mới đây, các nhà nghiên cứu ở đại học Northwestern, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng khi khó chịu với cái nóng, người ta sẽ ít mong muốn là người hữu ích và thường ủ rũ hơn, làm xuất hiện những hành vi tiêu cực xuất phát từ sự kiệt sức và mất nước, đặt con người vào tình trạng dễ gắt gỏng hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến các hành vi xã hội. Môi trường có ảnh hưởng đến người lao động. Nếu những người làm việc trong nóng bức sẽ có chỉ số lắng nghe tích cực và đưa ra những gợi ý cho khách hàng kém hơn 50% so với những ngươi làm việc trong môi trường mát mẻ. Họ thường gắt gỏng, quát nạt hay tỏ ra khó chịu với khách hàng. Chứng tỏ rằng nhiệt độ cao sẽ làm giảm hành vi xã hội, ảnh hưởng đến các trạng thái cá nhân và hình thành các phản ứng cảm xúc và hành vi tiêu cực. Vì vậy, một người sẽ ít hỗ trợ người khác hơn khi họ ở trong môi trường có nhiệt độ nóng bức.
Khi phân tích một khảo sát online, trong đó 50% người khảo sát được yêu cầu nhớ lại một thời điểm họ cảm thấy không thoải mái trong tiết trời nóng bức. Sau khi kết thúc bảng hỏi vào những thời điểm khác nhau (nóng – mát), cả 2 nhóm sẽ được mời tham gia vào một nghiên cứu thứ 2 nhưng ở nhóm thứ nhất, hỏi trong thời tiết nóng bức, chỉ có 34% đồng ý. Trong khi 1 nhóm khác cũng được hỏi về những ngày nóng bức nhưng trong thời điểm mát trời thì có 74% sẵn sàng tham gia nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chứng minh, khi đưa một nhóm người vào 1 căn phòng có nhiệt độ cao để trả lời 1 bảng hỏi. Kết quả là những người ở phòng này chỉ hoàn thành bảng hỏi được 64% trong khi những người được hỏi cùng bảng hỏi đó nhưng trong căn phòng có nhiệt độ mát mẻ thì tỉ lệ hoàn thành bảng hỏi lên đến 95%. Điều này chứng khi ở trong môi trường có nhiệt độ nóng nực thì con người cũng ít hợp tác hơn 6 lần so với những người ở trong môi trường mát mẻ cả về chất lượng và số lượng.
Đối với tuổi teen, nhiệt độ môi trường nóng nực làm chúng gắt gỏng hơn. Chúng có thể hay hờn dỗi, dễ cãi cọ và dễ bị căng thẳng không thể giải thích. Lí giải cho trạng thái gắt gỏng này, ngoài việc do hormone điều khiển thì còn do sự thay đổi của mùa, sự thay đổi thời gian ban ngày – ban đêm, cũng như thay đổi nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến trạng thái của tuổi teen.
Đối với tuổi teen, nhiệt độ môi trường cao làm chúng gắt gỏng hơn (Ảnh minh họa).
Theo các nhà nghiên cứu, tuổi teen cảm thấy rất khó khăn để thích nghi với những tối mùa hè muộn và ánh sáng đến sớm vào mỗi sáng bởi nó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Điều này dẫn tới sự ủ rũ và mệt mỏi trong những tháng có nhiều ánh nắng và thậm chí có thể tác động đến cân nặng. Do tuổi teen thường chơi muộn vào buổi chiều nên quá trình tiết melatonin, chất giúp cơ thể buồn ngủ, bị ngưng lại, gây ra tình trạng mệt mỏi làm cho giấc ngủ đến muộn hơn vài tiếng so với lịch ngủ mùa đông bởi không có cảm giác buồn ngủ. Nhưng ngay khi chúng ngủ được thì giấc ngủ cũng nhanh chóng bị ánh sáng ban ngày đánh thức.
Các nhà nghiên cứu Mỹ kết luận rằng những ngày nóng nực của những tháng mùa hè khiến tuổi teen cảm thấy kiệt sức.