Mẹ&Con – Không chỉ người dân Thủ đô mà người dân của cả ba miền đang phải “vật vã” với cái nắng oi bức của những ngày đầu hè. Vấn đề cấp bách được nhiều người quan tâm nhất hiện nay vẫn là cách bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng sốc nhiệt trong mùa nóng. Hè rồi, thủ sẵn bí quyết chống say nắng nè mẹ ơi! Bỏ túi 5 bí kíp chống say nắng ngày hè Luôn bị chồng tra tấn tinh thần sau khi thú nhận say nắng

Cách xử trí và phòng tránh đột tử do sốc nhiệt 6

Biểu hiện khi bị say nắng là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu. (Ảnh minh họa)

Sốc nhiệt hay còn gọi là hiện tượng say nắng có thể gây tử vong hoặc gây tổn hại tới bộ não và các cơ quan nội tạng của cơ thể. Biểu hiện ban đầu là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu… Ngoài ra, người bị say nắng còn có biểu hiện nôn ói, rối loạn nhịp tim, thở nhanh, co giật. Cơ chế gây nên sốc nhiệt là do độ ẩm không khí của trời nắng nóng gây ảnh hưởng đến việc bài tiết mồ hôi. Từ đó làm cản trở khả năng tự làm mát khiến nhiệt độ của cơ thể tăng lên bất thường, dẫn đến biến chứng say nắng.

Đối tượng dễ bị sốc nhiệt

Cách xử trí và phòng tránh đột tử do sốc nhiệt 7

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị sốc nhiệt khi trời nắng. (Ảnh minh họa)

Đối tượng dễ bị sốc nhiệt là những người cao tuổi, người không uống đủ nước và thường xuyên làm việc ngoài trời nắng nóng. Trong đó, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi dễ bị tổn thương do nhiệt bởi họ thích nghi với nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Bên cạnh đó, tình trạng sốc nhiệt cũng dễ xảy ra với những người đang ở trong mát, trong phòng lạnh, đột ngột ra nắng nóng. Người mắc các bệnh lý tim, phổi hoặc thận, béo phì, thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm, nghiện rượu sẽ dễ bị tổn thương do nhiệt. Người đang dùng thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, các thuốc kích thích, thuốc chống động kinh, thuốc tim mạch và huyết áp và các thuốc điều trị bệnh tâm thần cũng là đối tượng dễ bị sốc nhiệt.

Các bước xử trí người bị sốc nhiệt

Bước 1: Gọi cấp cứu. Đồng thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát.

Bước 2: Làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách vẩy nước, dùng khăn ướt lau…

Bước 3: Áp túi nước đá vào vùng nách, bẹn, cổ và lưng của bệnh nhân. Bởi đây là các bộ phận có nhiều mạch máu gần với da, làm như vậy sẽ giảm bớt được nhiệt độ cơ thể của nạn nhân. Đưa nạn nhân vào nơi có nước như vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát để tắm.

Phòng chống say nắng

– Khi đi ra ngoài lúc trời nắng, mọi người cần phải mặc quần áo thoáng rộng, màu sáng để tránh hấp thu nhiệt. Nên đội nón rộng vành và thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30 để bảo vệ làn da tránh khỏi tia cực tím.

– Mỗi ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, bổ sung các thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây…)

– Theo dõi màu sắc nước tiểu, nếu thấy nước tiểu sẫm màu hơn thì bù nước khẩn cấp vì đây là một dấu hiệu mất nước.

– Không nên dùng các loại thức uống có cồn như bia rượu, hạn chế dùng các loại thức uống có thể gây kích ứng tim mạch như cà phê hoặc thuốc lào, thuốc lá.

Tags:

Bài viết liên quan