Mẹ&Con - Nhìn một đứa trẻ bụng phình to, mặt – chân múp míp, thật khó tin là chúng bị suy dinh dưỡng, phải không nào? Tuy nhiên, câu trả lời của các chuyên gia về suy dinh dưỡng thể phù sẽ khiến bạn bất ngờ đấy. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng Con bị suy dinh dưỡng thấp còi ăn món cháo này sẽ "lớn nhanh như thổi" Bảng so sánh bé bạn có bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay không

1. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể phù

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng nặng biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trường hợp suy dinh dưỡng thể phù còn gọi là suy dinh dưỡng Kwashiokor.

Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy trẻ có vẻ hơi “dư cân”, dáng béo tròn. Với hình dáng như thế, sẽ không bố mẹ nào tin được là con mình bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy trẻ “béo” không đều: bụng, mặt, mu bàn chân thì sung phù nhưng tay chân khẳng khiu… Trẻ có thể có một số biểu hiện như da bong tróc, chóc lở, xuất hiện các đốm da đỏ hoặc đen loang lổ, xanh xao, vàng vọt do thiếu máu, khô giác mạc, quáng gà, chậm phát triển tâm thần vận động…

Ban đầu, ở thể nhẹ trẻ có thể có triệu chứng phù mặt, mí mắt, mu bàn chân, lâu dần sẽ chuyển sang phù toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, xương và các cơ quan nội tạng như tim, gan, ruột cũng bị phù, gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra trẻ có dấu hiệu rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to, giảm đạm máu, giảm albumin trong máu…

2. Vì sao trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù?

Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ bị béo tròn có thể do mắc phải những chứng bệnh di truyền rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh nội tiết, bệnh thận hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh.

Nguyên nhân dinh dưỡng
Những sai lầm về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 6-24 tháng tuổi là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù.

Trong giai đoạn này, trẻ không được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Bữa ăn nghiêng về các chất tạo năng lượng khác như bột đường hay chất béo. Vì lẽ đó, tuy trẻ vẫn nhận gần đủ năng lượng cho các hoạt động thông thường, nhưng lại không thể phát triển thể chất một cách toàn diện.

Bữa ăn bị mất cân bằng dinh dưỡng này được duy trì trong một thời gian dài hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ về sau.

Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ, mẹ đã biết chưa? 5

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt – Ảnh minh họa

3. Phòng và chữa suy dinh dưỡng thể phù

Phòng ngừa
Bắt đầu từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, bạn hãy chú ý đến việc cân bằng chế độ dinh dưỡng với chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau củ và trái cây để phòng tránh tiểu đường hay nguy cơ béo phì.

Khi con lên 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho ăn dặm với chế độ ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm kể trên. Cần băm nhỏ, nghiền nát thức ăn để con ăn được phần xác (ăn cái chứ không chỉ ăn nước hầm thực phẩm).

Với trẻ độ tuổi tròn 6 tháng tập ăn dặm với bột, mẹ đã bắt đầu bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, tôm, đậu hũ, từng ít một. Khi trẻ được 7 tháng, mỗi ngày trẻ cần ăn 2 bữa bột, mỗi bữa nửa chén. Trong nửa chén đó phải có khoảng 15 gam thực phẩm giàu đạm (tương đương 1 muỗng canh lúp).

Đến 9 tháng trẻ ăn 2/3 chén bột, cháo thì cần 20 gam thực phẩm giàu đạm (tương đương 1,5 muỗng canh lúp), ngày 3 bữa. Trẻ 10 tháng trở lên nếu ăn đầy chén cháo cần 30 gam thực phẩm giàu đạm cho mỗi chén (tương đương 2 muỗng canh lúp), ngày 3 chén đủ 4 nhóm như vậy.

Trẻ tuổi mầm non, mỗi ngày bạn nên bổ sung 40-50 gam thực phẩm giàu đạm, bên cạnh chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất khác.

Như vậy, trẻ dưới 2 tuổi cần khoảng 100 gam thịt cá và trẻ lớn cần khoảng 150 gam thịt cá mỗi ngày, bên cạnh 600-800 ml sữa, 30-40 gam dầu ăn, 100-120 gam rau củ, 150-200 gam trái cây.

Để phòng ngừa việc thiếu vitamin D, mẹ đừng quên tăng cường cho trẻ vận động dưới ánh nắng mặt trời 20 phút/ngày.

Thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, khi thấy con có biểu hiện thiếu cân hay tăng cân nhanh bất thường, bố mẹ nên kiểm soát lượng và loại thức ăn trẻ nạp vào. Nếu thấy con có những biểu hiện béo thể phù như đã liệt kê ở trên, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị kịp thời.

Điều trị suy dinh dưỡng
Nếu có nghi ngờ trẻ mắc Kwashiorkor, đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ lớn của gan. Tiếp theo đó sẽ là các xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ đạm và đường trong máu của trẻ. Những chỉ số này giúp xác định xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không và cả các sự cố về cơ bắp, chức năng thận, sức khỏe tổng thể…

Tùy theo tình trạng của trẻ khi nhập viện, bác sĩ sẽ tăng cường năng lượng và bổ sung đạm, vitamin, các khoáng chất khác hoặc truyền máu cho trẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn hướng dẫn phụ huynh thực hiện bổ sung chế độ ăn điều trị với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cân đối. Việc bổ sung các khoáng chất như kẽm, sắt, acid folic và các vitamin tổng hợp có thể được kéo dài đến vài tháng sau khi xuất viện.

Công thức tính cân nặng với bé trai
X = 9,5kg + 2(N-1)
Trong đó:
9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi.
2 là số cân nặng tăng trung bình 1 năm.
N là số tuổi.
Ví dụ: Nếu bé của bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9,5kg + 2(3-1) = 13,5kg. Vậy cân nặng của bé trai khi 3 tuổi sẽ là 13,5kg.

Công thức tính cân nặng với bé gái
X = 9kg + 2(N-1)
Trong đó:
9 kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi.
2 là số cân nặng tăng trung bình 1 năm.
N là số tuổi.
Ví dụ: Nếu bé nhà bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9kg + 2(3-1) = 13kg. Vậy cân nặng của bé gái khi 3 tuổi sẽ là 13kg.

Những trẻ có nguy cơ cao mắc Kwashiorkor

Trẻ sống trong gia đình thiếu thốn về điều kiện vật chất, đông con có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể phù rất cao, đặc biệt là:
– Ngừng bú mẹ sớm và chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột
– Điều kiện sinh hoạt không hợp vệ sinh. Môi trường ô nhiễm chính là nguồn gốc khiến cho thực phẩm dễ bị nhiễm nấm, biến chất và gây hại cho sức khỏe.
– Khu vực nơi trẻ sinh sống thường xuyên bị dịch bệnh hoành hành
– Hệ miễn dịch của trẻ bị tổn thương do thiếu dinh dưỡng hay mắc các bệnh nguy hiểm như HIV…
– Bệnh tiêu chảy và mất nước.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ khỏi bệnh dù không đạt được mức độ tăng trưởng thể chất bình thường. Thậm chí bệnh hoàn toàn có thể tái phát sau khi đã được điều trị.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tử vong. Theo báo cáo thống kê, tỷ lệ tử vong do mắc Kwashiorkor là 820 trường hợp vào năm 2004. Tỷ lệ này ở Kenya là 51% trên tổng số các ca tử vong ở các bệnh viện nhi của nước này.

Tags:

Bài viết liên quan