Mẹ&Con – Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm có đến hàng nghìn người tử vong do bệnh uốn ván. Số liệu thống kê vào năm 2000 là khoảng 300.000 người chết vì trực khuẩn uốn ván. Bạo hành tinh thần và những vết thương khó lành Cách đơn giản xử lý, chăm sóc vết thương tại nhà Sản phụ không tiêm ngừa, trẻ sơ sinh bị uốn ván nguy kịch

Tử vong vì… một vết thương nhỏ

Uốn ván, cái chết đến từ một vết thương bé tẹo 5

Dẫm phải chiếc đinh sắt hoen gỉ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh uốn ván. (Ảnh minh họa)

Trường hợp của anh Võ Đức Ngà (Cao Bằng) là một ví dụ điển hình. Trong một lần đi rẫy, anh vô tình vấp vào cán cuốc khiến vết thương chảy máu. Mặc dù đã được sát trùng bằng nước muối, băng gạc cẩn thận nhưng hơn một tuần sau anh cảm thấy mỏi hàm, tê lưỡi, khó nhai…

Bệnh tình trở nên trầm trọng hơn khi anh bị cấm khẩu, không thể ăn và nói như bình thường. Khi người nhà đưa tới bệnh viện thì bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh uốn ván. Tuy nhiên, bệnh đã xuất hiện cơn co cứng nên không thể cứu chữa được. Sau thời gian khởi phát 20 ngày, anh qua đời.

Một trường hợp khác tại tỉnh Hưng Yên, trong lần thu dọn đồ đạc ở bãi đất trống cạnh công trình xây dựng, anh Hiên không may dẫm vào miếng gỗ có dính chiếc đinh hoen gỉ. Hai tuần sau khi bị thương, anh xuất hiện triệu chứng sốt, người mệt mỏi, không nhai được cơm, khó nuốt, hàm cứng lại.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh bị uốn ván. Lúc này bệnh đã ở giai đoạn toàn phát nên anh lên cơn đau, người co thắt và cong lại như con tôm. Chỉ vài ngày sau đó căn bệnh uốn ván đã cướp đi tính mạng của anh.

Hay như trường hợp của bé Nguyễn Hải H. 4 tuổi, trú tại Hòa Bình bị uốn ván nhưng gia đình không biết. Thấy con sốt cao, người co cứng, gia đình tưởng bé bị co giật. Được biết trước đó vài ngày, bé dẫm phải chiếc cuốc bị hoen gỉ ở ngoài vườn chảy máu nhưng người nhà không để ý. Không ngờ chỉ với vết thương nhỏ mà khiến bé phải đánh đổi cả mạng sống của mình.

Bạn biết gì về bệnh uốn ván?

Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong từ 25 – 90%. Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, với tỷ lệ tử vong trên 95%.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính và có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván clostridium tetani gây ra. Các trường hợp tử vong thường là xuất phát từ những vết thương vô cùng nhỏ. Các vết thương nhỏ khi bị gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng… Thậm chí sau khi sinh bị sót nhau hoặc nạo thai, cắt trĩ, cắt rốn với các dụng cụ bị nhiễm bẩn vẫn có thể mắc bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh là khoảng 5-10 ngày, tính từ lúc bị thương, trực khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể cho đến lúc bệnh xuất hiện. Cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 3 tuần. Thời gian khởi phát càng ngắn, bệnh càng nặng. Đa số bệnh nhân tử vong là do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Biểu hiện khi mắc bệnh uốn ván

– Xuất hiện các cơn co thắt và co giật các cơ.

– Cứng hàm: co cứng cơ nhai, cơ thái dương, hạn chế độ mở của miệng và không thể ăn, nói.

– Ban đầu chỉ là mỏi hàm, khó nhai, khó há miệng, sau đó cứng hàm tăng dần.

– Xuất hiện co cứng cơ hô hấp, giảm khả năng ho khạc, khạc yếu gây ứ đọng đờm dãi.

– Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi.

Nếu cứu được thì bệnh cũng để lại một số biến chứng về sau như co thắt thanh quản, gãy xương, tiêu cơ vân. Đồng thời đi kèm hậu quả của điều trị như mất tri giác, sặc hoặc ngừng thở do thuốc an thần, viêm phổi do thở máy.

Cách phòng bệnh uốn ván

Uốn ván, cái chết đến từ một vết thương bé tẹo 6

Phòng bệnh uốn ván bằng cách tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa)

– Để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người trưởng thành… cách tốt nhất là tiêm vắc xin uốn ván.

– Khi da bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt,… cần phải xử lý sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván ngay, tối đa là 6 giờ sau khi bị thương. Kết hợp tiêm kháng huyết thanh để phòng bệnh tốt hơn.

Tags:

Bài viết liên quan