Mẹ&Con – Một cô gái 19 tuổi bị ung thư vú do thói quen xấu mà hầu hết các bạn trẻ đều mắc phải. Nếu không muốn mình cũng rơi vào tình huống tồi tệ như cô gái này, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 6 loại trái cây giúp phòng tránh ung thư vú Hướng dẫn chị em phụ nữ cách tự kiểm tra ngực để phòng ngừa ung thư vú Bé gái 8 tuổi mắc bệnh ung thư vú

Mới đây, trong một lần khám sức khỏe định kỳ tại trường, Vương Hiểu (người Trung Quốc) được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi mới 19 tuổi. Điều này khiến mọi người hoang mang, bởi cô còn quá trẻ và thông thường độ tuổi trung bình mắc căn bệnh này phải trên 40.

Lời cảnh tỉnh từ ca ung thư vú của cô gái 19 tuổi 5

Thói quen thức khuya dùng các thiết bị điện tử có nguy cơ bị ung thư vú (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, mọi người vỡ lẽ khi được biết cô gái này có thói quen “cú đêm”, thức khuya, dậy muộn, thậm chí có nhiều hôm còn thức thâu đêm. Mẹ Vương Hiểu cho biết, cô bị “nghiện” điện thoại. Hầu hết thời gian khi nằm trên giường của cô đều gắn liền với chiếc điện thoại, mắt luôn dán vào màn hình. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến Vương Hiểu mắc ung thư vú bắt nguồn từ đây.

Tác hại khi… thức khuya dùng điện thoại

Phá vỡ đồng hồ sinh học

Lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học của một bộ phận giới trẻ khiến họ ngày càng gặp nhiều vấn đề về mặt sức khỏe . Đặc biệt là việc thức khuya dùng điện thoại sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể. Từ đó, cơ thể dễ bị rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Giảm chức năng hệ miễn dịch

Mỗi ngày bạn ngủ không đủ 8 tiếng hoặc ngủ không ngon, ngủ không sâu có thể làm giảm sức đề kháng. Khi ngủ, cơ thể sản xuất ra một loại hóc môn có tên là melatonin. Hóc môn này thường được sản xuất vào ban đêm lớn hơn rất nhiều lần so với ban ngày. Khi lượng melatonin quá thấp, chức năng của hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm. Một khi chức năng hệ miễn dịch “tuột dốc không phanh” sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú từ 40 – 50%.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Thức đêm với chiếc điện thoại di động sẽ làm giảm chất lượng của giấc ngủ. Bởi lẽ, khi bộ não tiếp nhận ánh sáng phát ra từ điện thoại sẽ có hiện tượng nhầm lẫn đêm thành ngày và ngược lại, khiến bạn khó ngủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến bạn ngủ không ngon nên luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Hơn nữa, bức xạ từ điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt khi sạc pin, bức xạ điện thoại sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Thông điệp sống còn

Lời cảnh tỉnh từ ca ung thư vú của cô gái 19 tuổi 6

Từ bỏ thói quen thức khuya, dùng điện thoại. (Ảnh minh họa)

Khi thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, thiết bị di động ngày càng có nhiều tính năng và tiện ích phục vụ nhu cầu cho người sử dụng. Vì lẽ đó, sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi, thay vì dành thời gian để nghỉ ngơi các bạn trẻ lại dán mắt vào những chiếc điện thoại thông minh. Hy vọng rằng, sau trường hợp của Vương Hiểu các bạn trẻ sẽ rút ra bài học kinh nghiệm và:

– Hạn chế thời gian “trò chuyện” với điện thoại.

– Tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh, khoa học.

Tags:

Bài viết liên quan