Ăn không có cảm giác no
Ăn không no, luôn thèm món ngọt và nhiều tinh bột cảnh báo bạn đang hấp thụ quá nhiều đường (Ảnh minh họa)
Khi ăn quá nhiều đường, dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhận biết hơn cả là bạn không cảm thấy no khi ăn bất cứ thứ gì. Cơn đói luôn khiến bạn cảm thấy thèm ăn món ngọt và nhiều tinh bột, kèm theo đó là cảm giác không thỏa mãn với lượng thức ăn cơ thể nạp vào. Lý giải nguyên nhân này là các loại thực phẩm nhiều đường luôn ít chất đạm, chất xơ và dinh dưỡng.
Nổi mụn
Việc dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể khiến những nốt mụn có dịp “nổi loạn” trên khuôn mặt bạn. Bởi lẽ đường là nguyên nhân gây mất cân bằng thành phần trong cơ thể và ảnh hưởng lên nội tiết tố.
Mệt mỏi, uể oải
Ăn nhiều đường khiến bạn có năng lượng tức thì nhưng dễ mệt mỏi nhiều hơn sau đó (Ảnh minh họa)
Đường không chứa chất dinh dưỡng để giúp bạn duy trì năng lượng. Vì thế, việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến bạn luôn ở trạng thái mệt mỏi, uể oải và mất sức sống.
Tăng cân đột ngột
Ngoài chất béo, tinh bột, đường cũng khiến bạn ngày càng “phì nhiêu” trong thấy. Do đó, hãy thử loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống để cải thiện cân nặng xem thế nào nhé!
Cáu kỉnh, bực bội vô cớ
Đường có liên quan đến sự cáu kỉnh và bực bội vô cớ. (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhiều đường đồng nghĩa với việc kéo theo lượng đường trong máu tăng cao. Khi lượng đường trong máu tăng có thể kích thích sản xuất các hóc-môn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội vô cớ.
Đau ốm thường xuyên
Lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể phả hoại các hoạt động miễn dịch của cơ thể. Do đó, tình trạng đau ốm thường xuyên của bạn cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ăn quá nhiều đường.
Nếu có những dấu hiệu trên, Mẹ&Con đề nghị bạn kiểm tra lại lượng đường nạp vào hàng ngày nhé!
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ chỉ nên nạp tối đa 6 muỗng cà phê đường (tương đương 25g) mỗi ngày. Đối với nam giới, số lượng đường khuyên dùng là 9 muỗng cà phê/ngày (tương đương 37,5 g).