Nguyên nhân
Ảnh minh họa
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng mắc hội chứng SPD (đau xương chậu). Hóc-môn relaxin và progesterone sản xuất ra trong quá trình mang thai khiến nhiều thai phụ xuất hiện các cơn đau ở xương chậu, hông và háng. Ngoài ra, sự phân bố cân nặng trên cơ thể thay đổi bất thường nên tạo áp lực xuống vùng xương chậu.
Biểu hiện của chứng đau xương chậu
Triệu chứng của đau xương chậu là đau vùng lưng, hông và vùng chậu, đôi khi là những cơn đau dữ dội xung quanh vùng mông. Có lúc mẹ bầu có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh ở khu vực xương mu, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Về đêm sẽ đau nặng hơn, nhất là khi bạn nằm ngửa hay bất cứ một hành động nào cũng gia tăng cảm giác đau.
Dùng đai hỗ trợ thai phụ để xoa dịu các cơn đau vùng xương chậu (Ảnh minh họa)
Mẹo nhỏ để giảm cơn đau
Nằm nghiêng và kẹp gối giữa hai chân giúp mẹ bầu giảm các cơn đau hiệu quả (Ảnh minh họa)
– Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ nhớ nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa rồi nâng cao đầu và chân sẽ cho mẹ cảm giác thoải mái hơn ở vùng xương chậu.
– Để xoa dịu các cơn đau, mẹ có thể đắp những miếng gạc nóng và lạnh lên vùng bị đau.
– Trong thời gian mang thai, mẹ hãy di chuyển nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ lưng và cơ bụng.
– Sử dụng đai hỗ trợ thai phụ, giúp nâng bụng của mẹ bầu lên sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và giảm bớt áp lực chèn ép lên vùng xương chậu. Nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để được tư vấn loại đai phù hợp.
– Tuyệt đối không được mang giày cao gót, chú ý đến tư thế đứng cũng như ngồi. Không nên đứng quá nhiều, đồng thời phân bổ trọng lượng đều trên hai chân.
– Mẹ bầu cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, sử dụng miếng lót đệm để giảm đau cho vùng xương chậu. Bên cạnh đó, tắm nước ấm là một cách an toàn giúp mẹ bầu giảm đau.
– Mát xa ở spa, hoặc áp dụng phương pháp châm cứu để được thư giãn và xoa bớt các cơn đau.
– Không nên nằm trên lưng khi sinh hoạt vợ chồng, mà hãy nằm một bên, bởi hội chứng SPD (đau xương chậu) sẽ gây ra cảm giác khó chịu.
– Sự tác động ngoại lực không đúng làm tình trạng thêm nặng hơn, vì thế lúc mang thai mẹ nên tránh ấn vào bất kỳ vùng đau nào trên cơ thể.
– Không được đẩy vật nặng. Khi đi cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp.
– Khi ngủ, nên đặt một chiếc gối phía dưới vùng xương chậu, hoặc kẹp gối giữa hai chân khi muốn nằm nghiêng.
– Lúc mặc quần áo hay đi giày, đi tất thì mẹ nên ngồi xuống, khi đã lồng được chân vào quần thì từ từ đứng dậy để kéo quần lên.