Mẹ&Con – Nhiều mẹ thường than phiền không hiểu lý do vì sao con lại lười ăn. Vậy đó là những nguyên nhân nào, hãy cùng mẹ&con tìm hiểu trong nội dung này nhé. 5 nguyên tắc chế biến, bảo quản thức ăn dặm Tập cho bé ăn dặm

Sử dụng nhiều gia vị cho món ăn dặm

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt đặc biệt là thận không thích ứng với nhiều gia vị như đường, hạt nêm, mắm..các mẹ chỉ cần nêm muối nhạt là bé có thể ăn được.

ad

Gia vị quá nhiều không thích hợp cho bé khi ăn dặm (Ảnh minh họa)

Chưa chọn được thực phẩm phù hợp cho bé

Các mẹ luôn chú trọng đến việc nấu các món ăn cho trẻ mà quên chú trọng đến những loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn phát triển. Không nên quá vội vàng cho bé ăn dặm từ cá thịt, nên cho bé ăn cháo bột chế biến từ rau củ để bé có thể thích nghi trước. Cần quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng vì ăn dặm chỉ là bữa phụ của bé vì thời điểm này trẻ vẫn được cug cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Mẹ pha bột chưa ngon, hợp với khẩu vị bé

Nếu mẹ pha bột quá đặc, quá loãng, mặn hoặc nhạt thì dù ép như thế nào bé vẫn không thể nuốt được. Nên điều chỉnh lượng bột cùng mùi vị phù hợp để bé có thể ăn ngon miệng nhất. Nên chuyển dần từ ăn dặm vị ngọt đến ăn dặm vị mặn. Thay đổi mùi vị thường xuyên cũng như các loại bột có nhiều dinh dưỡng để giúp bé phát triển tốt nhất.

adqsBột chưa hợp khẩu vị bé sẽ làm bé chán ăn, không ngon miệng (Ảnh minh họa)

Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Tùy vào thể trạng phát triển cũng như độ tuổi mà mẹ mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm phù hợp. Khi hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, nếu ăn dặm quá sớm sẽ tổn hại đến đường ruột. Hãy lưu ý đến độ tuổi và cơ thể để chọn thời điểm ăn dặm hợp lý.

adam

Ăn dặm quá sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)

Tags:

Bài viết liên quan