Mẹ&Con - Nhiều phụ nữ vẫn chủ quan cho rằng, hiểu con là… “nghề của nàng”. Chẳng ai gần gũi với con như mẹ. Chín tháng mười ngày mẹ con gắn bó 24/24, sao mà không hiểu con cho được. Song, theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu tâm lý trẻ em quốc tế gần đây thì tỷ lệ mâu thuẫn giữa mẹ và con lại đang… cao dần lên. Bạn có biết rằng để hiểu trẻ không phải là chuyện giản đơn như “ngày xưa” nữa? Bạn cũng cần có những kỹ năng… 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn Có nên dạy con bằng đòn roi?

Mẹ&Con chia sẻ một vài ý kiến của các bà mẹ xoay quanh vấn đề này:

* Chị Trần Thị Kim Hoa (Quận 6):

Để hiểu con, mỗi ngày, tôi đều tranh thủ thời gian trò chuyện với con những gì diễn ra ở trường, thảo luận với cháu về những “sự kiện” trong ngày của cháu. Những chuyện tưởng chừng rất nhỏ và rất “tầm phào” như: Hôm nay trong lớp con có một bạn bị xô ngã, con chơi trò chơi mới với bạn Ti rất vui, con phát hiện ra một con sâu đang ăn lá cây trong vườn trường… đều là những điều quan trọng với trẻ. Khi được chia sẻ, trẻ trở nên gắn bó hơn với mẹ, thật sự cảm thấy mẹ là một người bạn thân thiết của mình.

* Chị Lê Hạnh Loan (Quận Bình Thạnh):

Mình có hai cháu nhỏ, một cháu đang học mầm non, một cháu học cấp 1. Mỗi khi yêu cầu các cháu làm gì, mình không “ra lệnh” mà luôn “bàn bạc” với trẻ xem tại sao cần làm như thế, nên làm cách nào tốt nhất… Ví dụ, khi bảo cháu phải thức dậy sớm tập thể dục buổi sáng, mình không “yêu cầu” một cách cứng nhắc mà lắng nghe và cố gắng giải thích bằng cách đơn giản nhất để cháu có thể hiểu được tầm quan trọng của thể dục. Nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi mình ngồi “bàn bạc” với con. Nhưng thật ra trẻ con không… bé một chút nào đâu. Chúng có suy nghĩ riêng của chúng. Khi được lắng nghe và thảo luận, chúng cảm thấy bố mẹ không hề áp đặt. Mình tin cách làm của mình là đúng. Vì con “tin cậy” mình và làm theo những điều mình bảo rất nghiêm túc (vì chúng đã hiểu tại sao phải làm mà!).

lam-mot-ba-me-hieu-con

* Chị Phạm Thị Bích Phượng (Quận Tân Bình):

Tôi có thói quen tranh thủ nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm của cháu mỗi 5 phút đầu ngày. Vài câu hỏi thăm sẽ giúp bạn hiểu rõ con hơn, biết con học trong lớp như thế nào, có gặp phải trở ngại gì hay có dấu hiệu gì không ổn về mặt tâm lý không. Tôi nghĩ đây là một trong những cách mà bà mẹ nào cũng nên làm. Có lần, khi tôi hỏi cô giáo, cô cho biết cháu dạo này hay sử dụng màu rất tối để tô màu. Cô cho rằng cháu đang có chuyện gì đó không thoải mái… Tôi lập tức để ý và nhận ra rằng kể từ khi con chó nhỏ trong nhà bị chết, cháu có một cú sốc tâm lý. Những trao đổi như thế giữa phụ huynh và thầy cô rõ ràng rất cần thiết để giúp bạn hiểu hơn con trẻ.

* Chị Trương Mỹ Nga (Quận 4):

Nhiều người cho rằng mẹ thì đương nhiên là… hiểu con. Thật ra không phải vậy đâu. Trẻ con bây giờ tiếp xúc rất sớm với internet, với những kiến thức mới lạ (mà thời cha mẹ chưa chắc được biết đến). Tôi luôn phải nhắc nhở mình đọc nhiều sách, báo liên quan đến tâm lý trẻ, đến tham dự các chương trình tư vấn. Khi con học cái gì mới (ví dụ internet), tôi phải… học theo để có thể biết được tại sao con mê mải dán mắt vào màn hình máy tính. Thậm chí, tôi cùng đọc những tờ báo, tạp chí mà trẻ đọc. Tôi cùng tham gia những chương trình dã ngoại của trẻ ngày chủ nhật. Khi thật sự hòa nhập vào thế giới của trẻ, tôi hiểu rõ hơn những cảm xúc, suy nghĩ của trẻ. Những nỗ lực để xóa mờ khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ giúp cho bạn trở thành một người mẹ gần gũi với con hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan