Bạn có thể nghĩ rằng người thông minh là những người có chỉ số IQ cao, có nhiều kiến thức, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
Thực tế, trí thông minh không chỉ bao gồm những yếu tố đó. Sự thông minh phụ thuộc vào cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của mỗi người trong cuộc sống. Người thông minh không chỉ biết mình nên làm gì, mà còn biết không nên làm gì.
Thông minh là gì?
Trí thông minh là một khái niệm phức tạp và đa chiều, không thể định lượng hoặc đo lường chính xác bằng một con số hay một tiêu chuẩn duy nhất. Mỗi một lĩnh vực sẽ có cách định nghĩa sự thông minh riêng.
Trong tâm lý học, một trong những lý thuyết nổi tiếng và được chấp nhận rộng rãi nhất là lý thuyết trí thông minh đa chiều của giáo sư Howard Gardner. Theo ông, con người có ít nhất 8 kiểu thông minh khác nhau, mỗi loại phản ánh một khía cạnh riêng biệt của khả năng nhận thức và hành vi:
- Thông minh ngôn ngữ: Năng lực giao tiếp, thuyết phục, thể hiện và học hỏi thông qua ngôn ngữ.
- Thông minh toán học – logic: Khả năng sử dụng logic, lập luận, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến số học, khoa học và triết học.
- Thông minh không gian: Nhận biết, tưởng tượng và có tư duy sáng tạo các hình ảnh, mẫu và không gian.
- Thông minh âm nhạc: Cảm nhận, biểu diễn và sáng tác âm nhạc.
- Thông minh cơ thể – chuyển động: Khả năng sử dụng cơ thể và các giác quan để thực hiện các hoạt động vận động.
- Thông minh xã hội: Hay còn được gọi là trí thông minh liên cá nhân. Đây là khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc, ý định và mong muốn của người khác.
- Thông minh nội tâm: Nhận biết và hiểu được các cảm xúc, ý định và mong muốn của bản thân.
- Thông minh thiên nhiên: Nhận biết và phân loại các loài động vật, thực vật và hiện tượng thiên nhiên.
7 việc người thông minh sẽ không làm
Không coi thường những kỹ năng khác
Một trong những điều mà người thông minh sẽ không làm là coi thường những kỹ năng khác ngoài trí tuệ. Người thông minh hiểu rằng mỗi người có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai có thể biết tất cả mọi thứ. Họ hiểu rõ muốn thành công không chỉ cần thông minh mà còn cần biết cách giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, sáng tạo, và giải quyết vấn đề.
Để cảm xúc chi phối hành động
Một đặc điểm tính cách của những người thông minh là không để cảm xúc chi phối hành động. Cảm xúc là một phần quan trọng nhưng cũng có thể gây hậu quả tiêu cực nếu không được kiểm soát.
Người thông minh biết cách quản lý cảm xúc của mình, không để bị cuốn theo những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn bã, hay sợ hãi. Họ cũng biết cách thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp và lịch sự. Họ là kiểu người sẽ cân nhắc khi hành động, quyết định dựa trên lý trí và thực tế.
Đổ lỗi cho người khác
Một người thông minh luôn biết chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Họ sẽ không tìm cách đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh.
Nhờ trí thông minh, họ sẽ nhanh chóng tìm ra sai sót và cố gắng khắc phục, rút kinh nghiệm từ chúng. Họ không bao giờ đánh mất lòng tin hay tôn trọng của người khác bằng cách đưa ra những lý do vô lý hay xuyên tạc sự thật.
Lo lắng xem người khác nghĩ gì về mình
Người thông minh sẽ không lo nghĩ xem người khác đang nghĩ gì về bản thân. Họ có chuẩn mực sống riêng và không để suy nghĩ hay đánh giá của người khác ảnh hưởng lên mình. Họ là kiểu người tự tin vào năng lực bản thân, không để bị lung lay hay hoài nghi bởi những lời chỉ trích hay phê bình.
Điều quan trọng là họ sẽ không thỏa hiệp để bị áp đặt bởi kỳ vọng của người khác. Tính cách chung của những người thông minh là độc lập, tự tin và luôn hiểu rằng mình có quyền tự do và tự chủ trong cuộc sống.
Người thông minh sẽ không tự mãn và kiêu ngạo
Người thông minh thực sự sẽ luôn khiêm tốn và tôn trọng người khác. Họ luôn sẵn sàng học hỏi từ những người có kinh nghiệm và kiến thức hơn mình. Họ cũng không khoe khoang hay chê bai người khác, mà luôn cố gắng giúp đỡ và khuyến khích những người xung quanh.
Trong khi người tự mãn, kiêu ngạo hay sĩ diện khó lòng tiến bộ vì không dám nhận sai lầm, người thông minh lại tiến lên rất nhanh. Họ được người xung quanh yêu mến và ngưỡng mộ, sẵn sàng giúp đỡ.
Chỉ biết làm theo lời người khác
Người thông minh luôn có tư duy phản biện và độ độc lập cao. Họ không chờ đợi người khác bảo mình phải làm gì. Cũng không chỉ biết răm rắp làm theo lời người ngoài. Những người giỏi giang luôn kiểm tra tính chính xác và hợp lý của lời khuyên bên ngoài.
Họ hiểu “mỗi cây mỗi hoa” nên những gì phù hợp với người này có thể không phù hợp với người kia. Họ sẽ lắng nghe chân thành và cân nhắc những ý kiến khác, nhưng không bị áp đặt bởi chúng.
Người thông minh không bao giờ ngừng học hỏi
Một người thông minh luôn biết rằng kiến thức là vô tận, và sự học là chuyện cả đời. Họ luôn tìm kiếm những thông tin mới, những kỹ năng mới, những kiến thức mới, để nâng cao giá trị bản thân.
Càng thông minh, người ta càng khiêm tốn và nhận ra mình chỉ là một giọt nước trong đại dương kiến thức. Vì thế, họ càng ra sức tìm cách phát triển, hoàn thiện bản thân.
Tóm lại, có thể thấy trí thông minh rất đa dạng nhưng người thông minh nói chung thường có xu hướng tránh những việc như trên. Bạn có thể thử áp dụng những nguyên tắc này cho chính mình. Đây là cách học hỏi nhanh chóng và hiệu quả từ những người thông minh đấy!