Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Mẹ không cần lo lắng quá mức mà hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Không phải lúc nào bé đòi bú liên tục không chịu ngủ cũng là do trẻ bệnh, đói. Khi đã tìm được nguyên nhân thì cách xử lý tình trạng bé bú căng bụng vẫn đòi bú thêm này sẽ dễ dàng hơn. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé.
Tình trạng bé đòi bú liên tục không chịu ngủ là gì?
Tình trạng bé đòi bú liên tục không chịu ngủ thường xảy ra vào một thời điểm cố định trong ngày. Hầu hết trường hợp là vào buổi chiều hoặc tối, gần vào giấc ngủ đêm. Không chỉ đòi bú liên tục, không chịu ngủ mà khi không được như ý trẻ sẽ quấy khóc rất dữ.
Chỉ cần buông vú mẹ vài phút là bé sẽ khóc tìm vú. Bú được một chốc trẻ lại buông sau đó lại tiếp tục tìm, đòi bú. Bé bú căng bụng vẫn đòi bú mà không chịu ngủ. Cứ liên tục quấy khóc như thế suốt hàng giờ liền. Đây cũng là lý do nhiều mẹ xót con, cho bé bú tiếp đến khi no căng bụng thậm chí nôn, trớ. Lúc này thì cả mẹ lẫn con đều mệt nhoài. Sau mỗi cơn đòi bú này trẻ sẽ ngủ lâu hơn bình thường.
Điều này thực sự khiến các mẹ lo đến phát hoảng. Mẹ vừa băn khoăn sợ con đói, sợ con bệnh, sợ mình chăm con có gì sai khiến bé không thoải mái. Thông thường thì tình trạng bé đòi bú liên tục không chịu ngủ không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu vì bú quá nhiều mà dẫn tới nôn, ọc sữa thì mẹ không nên chiều con.
Hơn nữa, “ăn theo nhu cầu” là ăn theo nhu cầu dinh dưỡng chứ không phải cho bé bú mỗi khi con đòi. Nếu không cẩn thận thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị quá tải và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân bé bú căng bụng vẫn đòi bú
Vậy tại sao bé đòi bú liên tục không chịu ngủ? Có hai trường hợp, trẻ chưa bú no nên đòi bú tiếp hoặc trẻ bú no rồi nhưng vì lý do khác mà bé vẫn muốn bú mẹ thêm.
Bé bú chưa đủ nhu cầu
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhu cầu ăn uống rất cao để phát triển cơ thể và não bộ. Nếu bé không được bú đủ lượng sữa cần thiết, bé sẽ cảm thấy đói và quấy khóc. Nhu cầu tham khảo:
- 6 – 7ml/cữ bú cho bé mới chào đời.
- 22 – 27 ml sữa/cữ bú cho bé sau sinh 3 ngày.
- 40 – 60ml sữa/cữ cho bé sau sinh 1 tuần.
- 60 – 120ml/cữ bú cho bé được 2 tuần tuổi – 2 tháng tuổi.
Nếu trẻ có sức bú yếu, như trẻ sinh non, thiếu tháng hay có các vấn đề sức khỏe về miệng (nhiệt miệng, nấm miệng, dính thắng lưỡi…) sẽ có sức bú yếu hơn các bạn cùng tuổi. Do đó, bé sẽ đòi bú nhiều lần để đủ năng lượng cho cơ thể.
Nguyên nhân cũng có thể do những ngày đầu mẹ ít sữa, thiếu sữa hoặc không có sữa nên bé phải bú nhiều lần mới đủ sữa. Ngoài ra, một số yếu tố khác như stress, dinh dưỡng kém, uống ít nước, dùng thuốc tránh thai,… cũng có thể làm giảm lượng sữa mẹ.
Bé bú căng bụng vẫn đòi bú
- Bé gắt ngủ: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đòi bú liên tục không chịu ngủ. Khi bú mẹ sẽ giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ hơn. Do đó, trường hợp trẻ gắt ngủ, khó ngủ sẽ muốn được ôm ấp, ti mẹ để nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ khó ngủ là trẻ ngáp nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, khóc quấy…
- Bé đau, khó chịu: Khi bú mẹ trẻ sẽ nhận được melatonin, một chất giúp giảm đau và dễ ngủ. Đôi khi trẻ bị khó chịu, bị đau nên muốn bú thêm để được giảm đau.
Bé đòi bú liên tục không chịu ngủ có sao không?
Các nguyên nhân bé đòi bú liên tục không chịu ngủ cho thấy tình trạng này bình thường và dễ xảy ra ở nhiều bé. Nhiều trường hợp trẻ quấy khóc, đòi bú thêm trong khoảng 1-2 tuần thì tự dứt nên mẹ không cần quá lo lắng về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen bú như thế này thì không tốt cho mẹ lẫn bé chút nào. Đặc biệt là với những mẹ ít sữa, sữa chỉ vừa đủ cho con bú mà bé bú căng bụng vẫn đòi bú rồi nôn trớ thì rất phí.
Cách xử lý khi bé đòi bú liên tục không chịu ngủ
Nếu xuất hiện tình trạng bé đòi bú liên tục không chịu ngủ, mẹ cần làm những việc sau:
Xác định nguyên nhân:
Mẹ cần quan sát và nhận biết các dấu hiệu của bé để xác định bé đang bú vì đói hay vì gắt ngủ hay vì lý do khác. Nếu bé bú vì đói, mẹ cần cho bé bú đủ lượng sữa và thường xuyên kiểm tra tình trạng sữa của mình. Nếu bé bú vì gắt ngủ, mẹ cần giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách tạo môi trường yên tĩnh, ánh sáng dịu, âm thanh nhẹ nhàng và ôm ấp bé. Nếu bé bú vì lý do khác như cần sự an ủi, giao tiếp, kết nối với mẹ thì mẹ hãy chơi đùa, ôm ấp với bé nhiều hơn.
Tạo thói quen ăn uống tốt cho con
Mẹ cho bé bú theo lịch cố định, chỉ đôi khi mới cho bú thêm theo nhu cầu để tạo thói quen bú tốt cho trẻ. Mỗi lần bú, mẹ nên cho bé bú hai bên vú để bé có thể hấp thụ được cả sữa non và sữa già. Mẹ cũng nên giữ cho bé tỉnh táo trong khi bú bằng cách vuốt ve, nói chuyện hay kích thích phản xạ mút của bé. Nếu bé ngủ gật trong khi bú, mẹ nên đánh thức bé và cho bé bú tiếp cho đến khi bé no. Lưu ý cho con bú đúng cách, vỗ ợ hơi sau khi cho bú để bé không bị đầy hơi khó chịu.
Đồng thời cần tăng cường dinh dưỡng cho mẹ sau sinh để có đủ sữa cho bé. Mẹ nhớ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi tốt và có thể massage vú để kích sữa hiệu quả.
Tóm lại bé đòi bú liên tục không chịu ngủ không phải là tình trạng đáng báo động. Nếu không yên tâm mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia như bác sĩ nhi khoa, y tá hỗ trợ cho con bú hay các tổ chức hỗ trợ cho con bú. Các chuyên gia sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng sữa của mình, hướng dẫn cho bé bú đúng cách và giải quyết các vấn đề liên quan.