Mẹ&Con - Đôi khi việc bé quấy khóc không rõ nguyên nhân khiến mẹ trở nên vô cùng lúng túng, hoặc có thể không nhận ra được sự nghiêm trọng đối với sức khỏe bé. Giải mã tiếng khóc của trẻ Trẻ khóc dạ đề

Dưới đây là những lý do thường gặp nhất khiến bé khóc. Nếu bé cứ quấy khóc và mẹ không hiểu tại sao, hãy tìm hiểu những lý do dưới đây và tìm ra giải pháp nhé:

12 lý do khiến trẻ quấy khóc mẹ nên biết 5

1. Đói bụng

Đây là lý do mà mẹ thường nghĩ tới đầu tiên khi thấy bé khóc. Hãy học cách để ý tới các tín hiệu mà bé thường phát ra khi đói để mẹ có thể cho bé bú trước khi bé khóc. Một vài dấu hiệu có thể thấy ở trẻ sơ sinh là: Quấy khóc, chép môi hoặc để tay lên miệng.

2. Tã bẩn

Một số em bé sẽ để bạn biết ngay nếu như bé muốn thay tã. Đây chính là một dấu hiệu đơn giản giúp mẹ nhận biết.

3. Buồn ngủ

Khi cảm thấy mệt mỏi, bé thường sẽ muốn đi ngủ ở bất cứ chỗ nào vào bất kì thời điểm nào. Thực tế thì việc mệt mỏi gây khó khăn cho bé nhiều hơn mẹ vẫn nghĩ. Thay vì ngủ gật thì bé lại thường quấy và khóc, nhất là khi bé thấy quá mệt.

4. Muốn được âu yếm

Bé yêu rất thích được ôm. Bé rất thích nhìn thấy khuôn mặt, nghe thấy giọng nói  và lắng nghe nhịp tim của bố mẹ và thậm chí phát hiện ra được mùi hương đặc trưng của từng người. Quấy khóc có thể là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được bố mẹ ôm ấp, vuốt ve.

12 lý do khiến trẻ quấy khóc mẹ nên biết 6

Mẹ có thể ngạc nhiên vì điều này: Có thể mẹ sẽ làm bé hư nếu như ôm bé quá nhiều đấy. Hãy đặt bé vào một chiếc yếm và đeo lên vai để giảm bớt áp lực lên đôi tay và cũng tập cho bé bớt phụ thuộc vào mẹ nhé!

5. Những vấn đề về dạ dày (Xì hơi, đau bụng,…)

Những vấn đề về dạ dày kết hợp với xì hơi, dau bụng có thể khiến bé khóc nhiều hơn. Nếu đau bụng, bé sẽ có thể quấy khóc ít nhất 3 giờ một ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần trong 3 tuần liên tiếp. Đây là dấu hiệu quan trọng mẹ nên lưu ý để kịp thời chữa trị cho bé.

Nếu có biểu hiện quấy khóc ngay sau khi bú hoặc ăn thì bé có thể đang mắc phải một vài dạng bệnh liên quan tới đau dạ dày. Lúc này mẹ đừng cho con uống thuốc tùy tiện mà hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để được tư vấn, chữa trị hợp lý nhé.

Ngay cả lúc bé không đau bụng hay không quấy khóc sau khi bú (ăn), những tràng hơi ở trong bụng vẫn làm cho bé khó chịu cho tới khi chúng thoát ra bên ngoài. Nếu mẹ lo lắng, hãy thử một vài cách đơn giản như cho bé nằm ngửa lưng, giữ chân bé và di chuyển chân bé theo hình vòng tròn một cách nhẹ nhàng. Động tác này sẽ giúp bé xì hơi dễ dàng hơn.

6. Muốn ợ hơi

Trẻ thường hay nuốt hơi khi đang bú mẹ hoặc bú bình, và nếu như lượng hơi đó không được thoát ra sẽ gây ra một vài khó chịu lên người bé. Nếu như bé quấy khóc sau khi ăn, có thể chỉ một cú ợ hơi cũng đủ giải quyết tình trạng này

7. Quá lạnh hoặc quá nóng

Những lúc bé cảm thấy lạnh, như khi mẹ cởi đồ để thay tã cho bé hoặc lau người bé bằng khăn lạnh, lúc đó bé sẽ tự vệ bằng cách khóc.

Trẻ sơ sinh cần được mặc quần áo dày để giữ ấm, nhưng đừng mặc quá nhiều, bé sẽ cảm thấy nóng nực. Nguyên tắc là bé chỉ cần mặc nhiều hơn một lớp so với người lớn là vừa đủ ấm. Trẻ sẽ ít khi tỏ ra khó chịu nếu cảm thấy quá ấm so với việc quá lạnh, do đó khi cảm thấy nóng, bé sẽ ít khóc hơn.

8. Những vật nhỏ

Một số trẻ rất nhạy cảm với những thứ tưởng mẹ vẫn nghĩ là vô hại như vải thô, sợi vải,… gây ngứa rát, khó chịu.

Ví dụ như bé có thể cảm thấy khó chịu với việc bị một sợi tóc quấn vào ngón chân. Nếu nghiêm trọng, những vật nhỏ như vậy có thể khiến cảm trở lưu thông máu ở bé, và khóc chính là một tín hiệu để mẹ có thể kịp thời kiểm tra và phát hiện.

9. Mọc răng

12 lý do khiến trẻ quấy khóc mẹ nên biết 7

Trung bình, chiếc răng đầu tiên có thể mọc ở khoảng giữa 4 đến 7 tháng, nhưng nó vẫn có thể mọc sớm hơn ở một vài trẻ. Nếu mẹ thấy bé có vẻ đau và quấy khóc, hãy thử đưa tay vào nứu bé để xem thử có chiếc răng nhỏ xinh nào nhô lên không nhé.

10. Không muốn bị quấy rầy

Bé học hỏi được nhiều thứ từ việc trải nghiệm những sự vật, sự việc xung quanh mình, tuy nhiên bé sẽ mất một khoảng thời gian khó khăn để tiếp nhận hết mọi thứ. Ánh sáng, tiếng ồn, hay cả việc được ẵm bồng, chuyền qua chuyền lại quá nhiều cũng có thể khiến bé cảm thấy như bị quấy rầy và phản xạ bằng cách khóc.

11. Muốn được chơi

Một đứa bé “hay đòi hỏi” có thể là đứa trẻ hiếu động và thích tìm hiểu thế giới. Thường thì cách duy nhất để bé ngừng khóc là để cho bé tự do vui chơi, nhưng sẽ khiến mẹ mệt đấy. Để không kiệt sức vì phải lo trông bé, mẹ hãy để bé vào xe dẩy hoặc cũi,… để bé chơi trong đó nhé. Bố mẹ cũng nên thường xuyên chơi cùng bé ở nhà, dắt bé đi dã ngoại, khu vui chơi, công viên hoặc sở thú chẳng hạn để bé có cơ hội được quan sát và tìm hiểu những sự vật sự việc xung quanh bé.

12. Cảm thấy không khỏe

Nếu mẹ đã đáp ứng được hết những nhu cầu  thiết yếu cho bé mà bé vẫn quấy khóc thì hãy kiểm tra ngay thân nhiệt của bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh mà bé có thể đang mắc phải.

Tiếng khóc của một đứa trẻ bị bệnh sẽ có sự khác biệt so với tiếng khóc của một đứa trẻ đang đói hoặc đang khóc nhè. Nếu mẹ thấy có sự khác lạ, hãy tin vào linh tính của mình và đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức nhé.

Theo www.babycenter.com

Tags:

Bài viết liên quan