Mẹ&Con - Bé yêu của bạn chào đời. Nhưng… Bé không chào đời đúng chín tháng mười ngày như bạn mong đợi. Quá “sốt ruột” nên con đã đến với bạn từ tháng thứ bảy hoặc tám. Điều này cũng đồng nghĩa quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc bé sẽ gian nan hơn, để giúp con bắt kịp những đứa trẻ chào đời đủ tháng đủ ngày. Sinh con ở tuổi 35 phải đối mặt với nhiều nguy hiểm Sinh xong có nên kiêng tắm? Sinh non: Có thể do khoảng cách giữa 2 lần sinh ngắn

Trẻ sinh non, nghĩa là…

Trẻ được gọi là sinh non khi sinh trước 37 tuần hay 259 ngày mang thai. Sinh non đóng vai trò khá quan trọng trong việc gây ra những bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cho trẻ. Bạn lưu ý, định nghĩa sinh non chỉ dựa vào số ngày mang thai chứ không dựa vào cân nặng của trẻ lúc sinh như nhiều bà mẹ nhầm tưởng. Một số trẻ có cân nặng dưới 2,5kg nhưng sinh đủ tháng và phải chăm sóc đặc biệt thì vẫn không gọi là trẻ sinh non.

Sinh non nghĩa là trẻ cần được chăm sóc đặc biệt hơn rất nhiều. Vì cứ trong 10 ca tử vong sơ sinh, thì có đến 7-8 trẻ sinh non tháng. Những trẻ này chết do các biến chứng của sinh non. Sinh chưa đủ tháng nên nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ sinh non chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến trẻ rất dễ mắc bệnh. Theo ước tính của Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ, tỷ lệ sinh non của Việt Nam khoảng 9-11%. Trẻ sinh non có hình dạng nhỏ nhưng rất cân đối, da mỏng mịn, lớp mỡ dưới da ít. Trẻ thường có nhiều vấn đề và bệnh lý kèm theo như dễ hạ thân nhiệt, dễ bị nhiễm trùng, ngưng thở, dễ bị vàng da trở nặng nhanh và nhiễm trùng. Một số trẻ còn dễ bị xuất huyết não do thiếu các vitamin và khoáng chất. Các giác quan của trẻ cũng có vấn đề, như bệnh lý võng mạc trẻ sinh non, điếc, chậm phát triển…

chăm bé sinh non

Tuy nhiên, nói gì thì nói, đây cũng là việc đã… lỡ rồi! Vì một nguyên nhân gì đó, bé của bạn đã chào đời sớm hơn dự tính. Việc quan trọng đầu tiên lúc này là bạn nên tự sốc lại tinh thần của chính mình. Vì nếu để mình bị trầm cảm trong những tháng đầu sau sinh, thì bé yêu của bạn càng gặp khó khăn hơn. Bé rất nhạy cảm và cảm nhận được hết mọi cơn stress của mẹ đấy! Bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong quá trình chăm sóc bé để có thêm khoảng thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Ăn uống đầy đủ, dùng nhiều hoa quả, trái cây cũng có tác dụng giúp bạn cân bằng hơn, có sữa nhiều hơn. Nếu bạn đủ sữa, sẽ rất tốt vì sữa mẹ giúp ích cho bé rất nhiều trong trường hợp này.

Bạn nên biết thêm, trẻ sinh non có cơ tâm vị yếu nên bé rất dễ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, khi cho bé bú, cần chia ra thành nhiều bữa nhỏ so với trẻ sinh thường. Khi cho bú, trẻ phải được nâng đầu cao theo chỉ định của bác sĩ, để tránh bị trào ngược. Ngoài ra, trẻ sinh non khi ăn cũng hay bị lâu tiêu do nhu động ruột yếu, có khi bị táo bón phải thụt tháo, bị viêm ruột hoại tử. Vì tất cả những nguy cơ này nên việc cho bé bú sữa mẹ 100% có tác dụng rất lớn để giữ vệ sinh, an toàn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ mau chóng bắt kịp với độ tăng trưởng của trẻ sinh thường.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là trẻ sinh non thường không (biết) khóc như trẻ sinh thường khi đói. Dấu hiệu “đói” của trẻ chính là những cử động nhiều, không chịu nằm yên. Nếu thấy trẻ sau 4 giờ bú mà vẫn ngủ, không ngọ nguậy cử động, bạn nên đánh thức con dậy cho bú thay vì để trẻ chìm vào giấc ngủ quá dài.

Mẹ cần biết!
Những trẻ sinh non có mẹ bị trầm cảm sẽ khó khăn hơn nhiều trong quá trình trở lại nhịp phát triển bình thường. Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và rối loạn hô hấp. Vì vậy, tốt hơn hết là ngay sau khi sinh non, bạn nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để hiểu chính xác tình trạng của con cũng như đủ sự lạc quan để giúp con nhanh chóng bắt nhịp lại.

 

Những việc quan trọng cần làm

Chăm một đứa bé sơ sinh bình thường đã khó. Chăm một bé sinh non càng khó hơn gấp nhiều lần. Trẻ sinh non thường không có thân nhiệt ổn định. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt vì lượng mỡ trong cơ thể ít và hệ thống điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi chăm sóc bé, bạn cần đặc biệt chú ý đến điều này. Nếu bàn tay, bàn chân bé thấy lạnh, bạn nên mang bao tay, tất cho con. Khi bé ngủ, nên đắp chăn ấm và để ý giấc ngủ của bé.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh non quá nhẹ cân ban đầu, các bác sĩ thường hướng dẫn bà mẹ phương pháp ủ ấm kangaroo. Đây là phương pháp ủ ấm cho tiếp xúc kề da giữa mẹ và con, giúp các bà mẹ cảm thấy tự tin hơn và có thể truyền hơi ấm, truyền tình yêu thương cho cơ thể nhạy cảm của trẻ sơ sinh một cách tuyệt diệu nhất. Với phương pháp này, nhiều đứa trẻ sinh non đã có thể phát triển tốt, đi đứng bình thường, dù lúc sinh chỉ nặng xấp xỉ 1kg. Ú ấm con bằng phương pháp kangaroo cho đến khi trẻ đạt tuổi thai bình thường 9 tháng 10 ngày sẽ giúp trẻ tránh nhiễm khuẩn, mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.

Cũng cần chú ý đến vấn đề hô hấp ở trẻ, vì trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bé dễ thở bất thường, trớ sữa. Khi bú, bé có thể không thở hoặc không nuốt nhịp nhàng. Vì vậy, bạn cần luôn để mắt đến trẻ, chú ý xem trẻ có dấu hiệu xanh tái quanh miệng hay không. Nếu có thì phải ngưng cho bú, cho bé ngồi vào lòng bạn, vỗ lưng. Nếu không đỡ, cần đưa bé đến cơ sở y tế. Phòng ốc, không gian bé và mẹ ở phải được giữ sạch sẽ đến mức cao nhất có thể.

chăm bé sinh non

Bạn cũng cần theo dõi tai và mắt của trẻ thật chu đáo, vì 80% trẻ sinh dưới 1,5kg có nguy cơ bị mù do võng mạc chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng phương pháp dùng tia laser chiếu vào võng mạc để kích thích thần kinh, mạch máu võng mạc phát triển, trẻ sẽ tránh được nguy cơ trên. Tương tự, trẻ sinh non có nguy cơ bị điếc. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị hoặc đeo máy trợ thính thì bé có nguy cơ bị câm (vì không nghe được để học phát âm). Do đó, bạn cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có thể chăm sóc tốt nhất cho thị giác, thính giác con mình. Nên đưa bé đi tái khám thường xuyên, hỏi kỹ bác sĩ về sự phát triển vận động, tâm thần của bé, để kịp thời can thiệp sớm trong những trường hợp cần thiết.

Đừng tắm bé quá nhiều!
Trẻ sinh non da rất dễ bị khô nên chỉ cần tắm 1-2 lần mỗi tuần trong thời gian đầu là được. Không nên dùng bất kỳ loại “mỹ phẩm” nào (như xà phòng, dầu tắm…) với trẻ sinh non. Chỉ cần dùng nước sạch là được. Tuy nhiên, bạn có thể dùng khăn bông thật mềm, nhúng nước ấm vắt khô, để một lúc rồi lau mặt và vùng quấn tã của trẻ.

 

Tags:

Bài viết liên quan