Sốt xuất huyết ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em ít triệu chứng nên khó phát hiện sớm. Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên bạn cần biết cách chăm sóc và điều trị triệu chứng.
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp do bị muỗi vằn Aedes đốt và truyền vi rút Dengue. Hiện nay, có 4 chủng sốt xuất huyết được biết đến là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Người bị nhiễm một trong 4 chủng sốt xuất huyết sẽ tạo miễn dịch với chủng đó suốt đời nhưng không có miễn dịch chéo với các chủng khác.
Vậy nên, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tối đa 4 lần suốt đời. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng sẽ tùy vào thể trạng của mỗi bé.
Các triệu chứng sốt xuất huyết
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường kéo dài khoảng 4 – 7 ngày, nhưng cũng có thể sớm hơn là 3 ngày hoặc lâu hơn tới 14 ngày. Thời gian lâu hay mau còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và miễn dịch của mỗi trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, một số dấu hiệu chung và điển hình có thể kể đến như sau:
- Sốt cao đột ngột và liên tục từ 2-7 ngày, không giảm khi dùng thuốc hạ sốt. Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thì sốt là biểu hiện đầu tiên.
- Đau đầu, đau cơ khớp, đau hai hố mắt, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc hoặc bứt rứt. Trẻ lớn hơn có thể than phiền về cảm giác mệt mỏi.
- Xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da (petechiae) hay các mảng bầm tím (ecchymosis) trên cơ thể. Các chấm xuất huyết thường nằm ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực hoặc thắt lưng. Các mảng bầm tím thường tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay.
- Xuất hiện các triệu chứng xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, tiêu ra máu hoặc xuất huyết âm đạo (ở nữ tuổi dậy thì).
- Gan to sau vài ngày sốt. Bạn có thể sờ được gan to ở phần dưới sườn phải của bé.
- Hạ sốt vào khoảng ngày thứ 3-7 của bệnh. Tuy hạ sốt nhưng vẫn phải theo dõi kĩ vì trẻ có thể gặp các biến chứng như thoát huyết tương hay sốc do suy tuần hoàn.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường khoảng 4 – 7 ngày
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là một quá trình khó khăn và phức tạp. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước, truyền dịch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các bước điều trị cụ thể như sau:
- Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol: Đây là loại thuốc an toàn và hiệu quả để giảm sốt và đau cơ khớp cho trẻ. Bạn không nên dùng các loại thuốc khác như Aspirin hay Ibuprofen vì chúng có tác dụng chống viêm. Tá dược chống viêm này có thể gây ra xuất huyết hoặc loét dạ dày.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát: Bạn nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để giúp giải nhiệt cho cơ thể. Bạn cũng có thể lau người cho trẻ bằng khăn ẩm hoặc tắm nước ấm để làm giảm sốt.
- Bù dịch bằng đường uống: Trong quá trình sốt xuất huyết, trẻ sẽ mất nhiều nước do trẻ bị tiêu chảy, nôn ói hoặc thoát huyết tương. Do đó, bạn cần cho trẻ uống đủ nước để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Bạn có thể cho trẻ uống oresol (dung dịch điện giải), nước sôi để nguội hoặc nước cháo loãng với muối.
Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?
Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, trong quá trình điều trị và chăm sóc, bạn cần theo dõi sát sao các biến chứng của bé như xuất huyết da niêm mạc, phù não hay rối loạn đông máu. Nếu bé có biểu hiện gì bất thường như buồn ngủ li bì, da xanh tái hay khó thở, bạn phải đưa bé đi khám ngay lập tức.
Nếu bé có biểu hiện suy tuần hoàn như tụt huyết áp, da lạnh ẩm hay tiểu ít, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm dịch qua tĩnh mạch. Việc này giúp duy trì lượng máu lưu thông trong cơ thể và ngăn ngừa sốc.
Đây là những cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Bạn cần tuân thủ chỉ đạo của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý cho bé uống thuốc không có toa.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Bên cạnh tìm hiểu thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, việc phòng tránh bếnh cũng rất quan trọng. Đặc biệt nếu nhà bạn nằm trong vùng dịch, vùng nguy cơ cao thì tuyệt đối không nên chủ quan. Bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Diệt muỗi: Loại bỏ những nơi sinh sản, trú ngụ của muỗi. Dọn sạch cỏ, phát quang cây cối cũng như thường xuyên kiểm tra các vũng nước đọng. Nên thả cá nhỏ vào những nơi chứa nước lâu ngày như tiểu cảnh, chậu cây… Bạn có thể tham khảo các công thức diệt muỗi siêu nhanh tại nhà.
- Chống muỗi đốt: Việc này rất quan trọng với trẻ nhỏ. Da các bé nhạy cảm nên muỗi đốt dù không gây bệnh cũng khiến bé khó chịu, thậm chí gãi nhiều dẫn đến viêm, sẹo. Nên cho mặc quần áo dài tay, ngủ trong mùng dù là ban ngày. Nên dùng kem, bình xịt hoặc hương xua muỗi, lưu ý chọn loại an toàn cho trẻ nhỏ.
- Phun hóa chất diệt muỗi: Bạn cũng có thể tham gia các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Vào các đợt dịch cao điểm thì chính quyền địa phương và ngành y tế thường có các đợt diệt muỗi diện rộng.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé nên rất khó xác định. Do vậy, khi thấy trẻ sốt cao, đau đầu, buồn nôn hay xuất hiện các đốm xuất huyết da hay niêm mạc thì phải đưa đi khám ngay.