Theo giải thích từ các chuyên gia, viêm mũi dị ứng được xem là một loại bệnh miễn dịch – di truyền được đặc trưng bởi sự phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây ra dị ứng. Lúc này, mũi sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nhảy mũi, chảy nước mũi trong, ngứa mũi, nghẹt mũi…Để hạn chế tình trạng này, nhiều người tìm đến cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị dứng
Việc chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh liệu có tác dụng như thế nào? Khi thực hiện phương pháp này phải chú ý những gì? Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu nhé!
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có công dụng gì ?
Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý được xem là dung dịch nước muối vô trùng và đẳng trương. Theo đó, nước muối sinh lý được cho là tương đương với với nồng độ NaCl có ở bên trong cơ thể của chúng ta (0.9%).
Sở dĩ, nhiều người áp dụng phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý là do ở trong nước muối sinh lý có đặc tính sát khuẩn nhẹ, tuyệt đối an toàn đối với niêm mạc cũng như các vùng da nhạy cảm.
Trên thực tế, nước muối sinh lý thường xuyên được sử dụng để rửa vết thương, làm sạch vùng tai mũi họng cũng như truyền tĩnh mạch để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối mang lại hiệu quả gì ?
Hiện nay, việc chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý thường được sử dụng ở dạng xịt, giúp rửa sạch mũi. Lúc này, nước muối có tác dụng làm loãng dịch nhầy bệnh lý quánh đặc bên trong mũi, đưa ra ngoài. Điều này được cho là góp phần tạo điều kiện cho hệ thống màng nhày – lông chuyển của niêm mạc mũi có thể được hoạt động suôn sẻ hơn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sẽ giúp đưa các tác nhân ô nhiễm ra khỏi khoang mũi của chúng ta, giúp làm sạch và hạn chế tối đa môi trường cho các loại vi khuẩn và virus khác sinh sôi gây dị ứng.
Khi niêm mạc mũi của chúng ta được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ có thể làm tốt các chức năng sinh lý vốn có của mình, giúp tạo độ ấm, độ ẩm cho không khí trước khi đưa vào bên trong phổi.
Các bước chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý
Hiện nay, có rất nhiều loại nước muối sinh lý với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như: có những dạng chai nhỏ để nhỏ mắt, nhỏ mũi; nước biển sâu đóng trong chai dạng xịt; nước muối chuyên dùng để rửa mũi thường có dạng gói bột pha, kèm theo đó là một chiếc bình nhỏ kèm vòi rửa chuyên dụng để rửa mũi.
Việc chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý khá đơn giản nhưng lại đem đến nhiều lợi ích bất ngờ. Để thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối, bạn chỉ cần mua nước muối sinh lý đã đóng chai được cấp phép bán tại các nhà thuốc lớn.
Bên cạnh đó, về cơ bản mũi được cho là nơi trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài nên mũi cũng không cần yêu cầu một vô trùng tuyệt đối. Nếu không mua được nước muối sinh lý ở nhà thuốc, bạn có thể tự pha nước muối gần giống với nước muối sinh lý theo hướng dẫn như sau:
Chuẩn bị khoảng 1 lít nước sạch, 9 gram muối ăn hoặc có thể sử dụng loại muối biển tinh khiết. Sau đó, hòa tan nước và muối theo tỷ lệ và cho vào chai thủy tinh để sử dụng dần. Lưu ý, trước khi sử dụng, bạn nên làm ấm nước muối đã chuẩn bị lên bằng nhiệt độ phòng.
Ngoài ra, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao, bạn cần phải đảm bảo nồng độ nước muối tự pha không được quá mặn và không được thấp hơn 0.9%. Đối với nước muối tự pha chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi
Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi được bày bán ở các nhà thuốc uy tín, với chất liệu an toàn đối với sức khỏe cũng như kiểu dáng phải tiện cho việc sử dụng và dễ dàng vệ sinh sạch sẽ sau đó.
Sau khi mua về, mang đi rửa dụng cụ sạch bằng xà phòng dịu nhẹ cho lần sử dụng đầu tiên, lau khô và để nơi khô ráo.
Bước 3: vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
- Đầu tiên, bạn cho nước muối sinh lý đã chuẩn bị vào bình rửa mũi.
- Tiếp theo, hơi cúi đầu về phía trước và nghiêng nhẹ đầu của bạn qua trái khoảng 45 độ. Sau đó, nhẹ nhàng đặt vòi rửa vào một bên mũi, nghiêng qua và bóp bình cho nước muối từ từ chảy vào bên trong mũi.
- Lưu ý, bạn không đưa vòi của dụng cụ rửa mũi vào quá sâu bên trong mũi để tránh đụng chạm gây tổn thương niêm mạc.
- Tiếp đến, dòng nước muối sinh lý sau đó sẽ chảy ra ngoài qua bên lỗ mũi còn lại. Lúc này, bạn nên điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp nếu nhận thấy nước muối chảy xuống họng.
Theo khuyến cáo, để không bị sặc và hạn chế tối đa việc nước muối chảy vào xoang trán, tai giữa gây viêm, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Thở bằng miệng trong suốt quá trình vệ sinh mũi
- Không nên nghiêng đầu ra phía sau quá nhiều
- Không nên bóp dụng cụ quá mạnh, khiến nước muối xịt mạnh vào mũi gây khó chịu
- Nên hướng dòng chảy ra sau mũi và không nên hướng lên vùng trán.
Thực hiện tương tự đối với bên phần mũi còn lại.
Sau khi quá trình chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý kết thúc, bạn nên hỉ nhẹ hai bên mũi để đảm bảo rằng dịch đọng trong khoang mũi sẽ được đẩy hết ra bên ngoài. Cuối cùng, bạn tháo rời dụng cụ rửa mũi và mang đi vệ sinh lại với xà phòng nhẹ, để khô và bảo quản tại nơi thích hợp.
Và trên đây là những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công và sớm nói lời “tiễn biệt” đối với những chịu chứng vô cùng khó chịu của viêm mũi dị ứng.