Hóc xương cá được xem là một trong những sự cố nguy hiểm có thể tổn thương nghiêm trọng đến vùng họng, thậm chí là thực quảng và tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây, Mẹ và Con sẽ mách bạn những cách chữa hóc xương cá bằng mật ong cũng như cách sơ cứu tại nhà cùng các lưu ý quan trọng khác nhé!
Triệu chứng của hóc xương cá
Trước khi đi sâu tìm các cách chữa hóc xương cá bằng mật ong, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng hơn về tình huống này để biết được mức độ nguy hiểm của nó như thế nào. Vì có thể việc nhận ra bản thân bị hóc xương cá ở người lớn thì khá đơn giản và dễ dàng, nhưng với trẻ nhỏ thì hoàn toàn khác, trẻ sẽ không thể tự nhận biết tình trạng này và có khi bạn cũng không thể xác định được con có thực sự bị hóc xương cá hay không.
Khi bị hóc xương cá, trẻ sẽ có một số biểu hiện sau đây:
- Ho liên tục
- Cảm thấy đau nhói ở vùng cổ
- Ngứa, rát cổ họng, bị vướng khi nuốt, khó chịu trong quá trình ăn
- Con cảm giác có dị vật ở cổ
- Đau ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt hay uống nước.
Đối tượng nào dễ hóc xương cá?
Chắc hẳn, ai cũng sẽ từng bị hóc xương cá ít nhất một lần trong đời. Ở mọi lứa tuổi và mọi người đều có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị mắc phải, cần chú ý khi ăn những món có cá:
- Trẻ nhỏ
- Người cao tuổi
- Người đang dùng răng giả
- Người mắc phải các bệnh lý về thần kinh
- Ăn cá trong tiệc tùng, nhậu nhẹt và lúc say xỉn
- Những người có thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ trước khi nuốt.
Hóc xương cá có nguy hiểm không ?
Thông thường, tình huống mắc xương cá nguy hiểm đến tính mạng đều rất hy hữu nên hầu hết mọi người đều cho rằng hóc xương cá là vấn đề bình thường và chỉ quan tâm khi mắc phải, sau đó nếu xương có rơi xuống cổ họng rồi hay bị khạc nhổ ra được thì họ cũng không quan tâm lắm về các ảnh hưởng về sau.
Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, hóc xương cá có thể để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:
- Khó thở: Hóc xương cá sẽ làm cho người mắc phải có biểu hiện đau họng, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp.
- Viêm loét đường tiêu hóa: Khi xương cá găm vào dạ dày, ruột non hay ống thực quản lâu ngày mà không được lấy ra sẽ làm cho vùng bị xương găm trở nên viêm loét nặng nề, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Tổn thương cơ quan nội nạng: Khi xương cá lọt vào bên trong hệ tuần hoàn, di chuyển qua các cơ quan khác của nội tạng như phổi… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Bên cạnh đó, hóc xương cá còn có thể bị chảy máu vùng họng, không thể nuốt thức ăn, áp xe, nhiễm trùng…
Nên làm gì khi bị hóc xương cá ?
Khi hóc xương cá hay xương gà, người lớn chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện được dị vật đang bị mắc lại trong cổ họng, thấy vướng víu trong quá trình nuốt, bị đau khi xương đâm vào niêm mạc. Lúc này, hãy bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Ngừng nuốt ngay lập tức: Do nhiều người vẫn thường theo quán tính, cố nuốt xuống nhằm nghĩ xương sẽ trôi xuống nhưng việc này vô tình lại khiến cho xương càng thêm đâm sâu, gây nhiều tổn thương hơn.
- Không khạc mạnh nhiều lần hay ăn thêm đồ ăn gì để đẩy xương xuống, vì chúng sẽ làm bạn dễ nghẹn.
- Cố gắng nôn ra ngoài càng sớm càng xuống, tuy nhiên bạn không nên dùng tay chọc vào vì có thể đẩy xương rơi xuống sâu trong cổ họng hơn.
- Bạn có thể áp dụng những cách chữa hóc xương cá bằng mật ong hoặc vitamin C… trong bài đây.
- Bình tĩnh, há miệng to và nhờ người kiểm tra xung quanh vùng cổ họng bằng đèn pin. Nếu như xương cá mắc ở vị trí có thể nhìn thấy được, hãy dùng kẹp y khoa để gắp ra hoặc bạn nên đến bác sĩ để được gắp ra nhanh chóng.
- Theo dõi cổ họng còn thấy đau hay vướng víu khi ăn hoặc nuốt nước bọt hay không. Nếu như vẫn thấy xương vẫn còn mắc ở vị trí nào đó trong cổ họng, hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không nên xem nhẹ và để quá lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng làm công tác điều trị trở nên phức tạp hơn.
Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong
Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong được nhiều người lựa chọn bởi đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tuyệt vời của “thần dược mật ong” này. Mật ong vốn là một loại gia vị dễ tìm và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, hỗ trợ chữa lành vết thương nên rất thích hợp để điều trị hóc xương cá.
Xem thêm: Bí quyết phát huy công dụng của mật ong
Bên cạnh đó, sự kết hợp của chanh và mật ong sẽ giúp xương cá được lấy ra nhanh chóng khỏi cổ họng dễ dàng hơn là xử lý tình huống theo cảm tính:
- Bước 1: Khi thực hiện cách chữa hóc xương cá bằng mật ong, bạn nên chọn loại mật ong nguyên chất, không có sạn và mang vị ngọt tự nhiên.
- Bước 2: Chuẩn bị thêm một ít nước cốt chanh, hoặc chanh tươi vắt lấy nước và lọc qua khăn sạch để lấy nước cốt.
- Bước 3: Dùng 2 muỗng mật ong nguyên chất cùng 3 – 4 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều cho hỗn hợp hòa vào nhau. Sau đó cho vào miệng ngậm khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ ra ngoài. Việc ngậm hỗn hợp vào miệng sẽ giúp xương được mềm ra nhờ vitamin C trong mật ong và chanh.
Có thể trong lần đầu tiên xương quá dày không thể nhổ ra, bạn có thể lặp đi lặp lại khoảng 5 lần để xương cá từ từ rơi ra khỏi vị trí bị hóc. Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong này không được khuyến khích đối với các bạn bị dị ứng với mật ong.
Chữa hóc xương cá bằng vitamin C sủi
Bên cạnh cách chữa hóc xương bằng mật ong và chanh nhờ vào lượng vitamin C trong 2 thực phẩm trên, thì nếu nhà bạn đang không có mật ong và chanh, bạn có thể dùng vitamin C sủi thay thế cũng mang lại hiệu quả không kém.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị nửa viên hoặc 1 viên vitamin C sủi. Sau đó cho vào miệng ngậm đến khi tan hoàn toàn trong miệng, tiếp theo là kiểm tra xem xương đã rơi ra khỏi vị trí hóc hay chưa.
Và với phương pháp này, lượng axit có trong C sủi khi tiết ra có thể giúp thành niêm mạc co giãn tốt hơn, đồng thời cũng làm oxi hóa chiếc xương đang mắc trong cổ họng, giúp xương mềm và rơi khỏi cổ họng, khi xương mềm chúng cũng sẽ hạn chế làm tổn thương đến các vị trí khác trong thực quản và nội tạng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hiệu quả tương đối, tỷ lệ thành công còn phải phụ thuộc vào chiếc xương cá có kích thước như thế nào và có cắm sâu hay không.
Cách chữa hóc xương cá bằng tỏi
Ngoài cách chữa hóc xương cá bằng mật ong, vitamin C sủi thì tỏi cũng được biết nhiều nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, công dụng của tỏi được áp dụng vào chữa bệnh, ngâm thuốc… Đây cũng là một phương pháp dân gian chữa hóc xương cá hiệu quả, bạn có thể tham khảo theo cách sau đây:
- Đầu tiên bạn nên chuẩn bị một tép tỏi đã được bóc sẵn vỏ.
- Sau đó bạn dùng đèn pin quan sát vị trí hóc xương, nếu xương đang cắm vào vị trí bên trái, bạn hãy nhét tỏi vào mũi bên trái và ngược lại nếu xương ở bên phải, hãy nhét vào mũi bên phải.
- Tiếp theo dùng tay bịt phần mũi còn lại, giữ nhịp thở đều đặn bằng miệng. Khi có dấu hiệu buồn nôn, hãy để cảm giác dâng lên và nôn ra, lúc này xương cá cũng sẽ theo đường nôn đi ra ngoài.
Phương pháp này có thể giúp bảo vệ cổ họng bạn được an toàn, hạn chế trầy xước nhiều hơn cách móc họng hay nuốt lượng lớn thức ăn. Tuy nhiên, giống như cách chữa hóc xương cá bằng mật ong và tỏi, phương pháp này cũng chỉ để tham khảo, vì hiệu quả còn tùy thuộc vào vị trí hóc xương cũng như kích cỡ của xương như thế nào.
Có nên chữa hóc xương cá bằng đũa hay không ?
Câu trả lời cho câu hỏi này là “KHÔNG”. Bởi mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa được lưu truyền nhiều trong dân gian và không mang tính khoa học. Thực tế nó chỉ mang tính chất may rủi, tùy thuộc vào tâm lý người mắc xương chứ không được xem là một phương pháp giống như cách chữa hóc xương cá bằng mật ong, vitamin C sủi hay tỏi được.
Bên cạnh đó, có thể nếu thành công, khi xương nhanh chóng trôi tọt vào cổ họng nhưng xương không được mềm ra, dễ đâm vào các vị trí khác trong nội tạng.
Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác như uống nước theo từng ngụm, dùng mật ong, vitamin C, nôn ra ngoài… hoặc đơn giản hơn có thể đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời hơn.
Mẹo chữa hóc xương cá cho trẻ tại nhà
Đối với người lớn, việc mắc xương cá đã đau đớn và nguy hiểm, thì đối với trẻ em mắc xương cá nó còn gấp nhiều lần hơn thế. Nếu trẻ không may bị mắc xương, bạn nên bình tĩnh và thực hiện theo những mẹo sau đây:
- Ngừng cho trẻ ăn, nhẹ nhàng trấn an con. Vì nếu con hoảng loạn và quấy khóc, xương cá có thể mắc kẹt sâu hơn.
- Hãy nói con há miệng to để bạn dùng đèn pin soi vào và kiểm tra cổ của con, Nếu thấy xương ở vị trí có thể nhìn được, hãy bình tĩnh dùng kẹp y tế nhẹ nhàng gắp xương ra. Hãy liên tục trấn an con để tránh gây tổn thương vùng họng.
- Sau khi đã lấy được xương ra, hãy kiểm tra cổ họng trẻ thêm vài lần bằng cách cho con uống vài ngụm nước, nếu như lúc uống con không còn đau nữa có thể đã hết xương trong cổ.
- Nếu như không còn thấy xương cá nằm ở cổ họng mà trẻ vẫn thấy đau đớn, khó chịu, có thể vẫn còn xương mắc sâu hơn mà bạn không thể nhìn thấy. Lúc này nên đưa trẻ đến nhanh gặp bác sĩ để được gắp ra kịp thời.
Khi có những triệu chứng hóc xương cá sau đây cần đến y tế ngay lập tức
Các mẹo chữa hóc xương cá bằng mật ong, tỏi hay vitamin C đều là những kinh nghiệm dân gian được truyền tai nhiều thế hệ. Nhưng hầu hết chúng chỉ có tác dụng trong những trường hợp xương nhỏ và vừa mới hóc, còn ở vị trí gần cổ họng. Nếu bạn đã áp dụng và thành công, hãy uống nhiều nước, hạn chế khạc nhổ nhiều làm ảnh hưởng đến thực quản.
Trong trường hợp đã áp dụng các mẹo chữa hóc xương cá nhưng vẫn không có kết quả, bạn không nên cố thực hiện thêm nhiều lần khác vì có thể làm niêm mạc cổ tổn thương nhiều hơn. Đặc biệt, nếu hóc phải xương cá to hoặc xương gà sẽ rất nguy hiểm. Mặt khác, bạn cũng tuyệt đối không được dùng tay hay các vật khác để móc xương ra. Bạn không nên chủ quan và đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương vẫn còn nằm trong cổ họng.
Nếu xương vẫn còn mắc trong cổ họng hoặc có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn nên lặp túc đến bác sĩ để được lấy ra. Nếu thấy mẩu xương lớn hoặc nằm sâu, bạn không nên mất thời gian xử lý ở nhà mà đến thẳng bác sĩ để được lấy ra ngoài ngay lặp tức. Vì lúc này nếu không được xử lý nhanh chóng, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Đồng thời, bạn cũng nên đến khám bác sĩ khi thấy những triệu chứng sau đây:
- Khó thở, thở rít sau khi bị hóc xương
- Càng lúc càng cảm thấy đau đớn
- Đau lan cả ngực
- Vùng cổ, họng bị sưng nề hoặc bầm tím hoặc cả hai
- Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường
- Không thể ăn hay uống được nữa.
Những biện pháp phòng ngừa hóc xương cá xảy ra
Nếu bạn là người thích ăn cá và thường xuyên ăn, bạn luôn có nguy cơ bị mắc xương cá. Dù có nhiều phương pháp như cách chữa hóc xương cá bằng mật ong hay tỏi trên, nhưng như đã nói, các cách này chỉ áp dụng được với xương nhỏ và không nằm sâu ở họng. Với hầu hết hết các xương cá lớn đều dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Và phòng bệnh thì lúc nào cũng hơn chữa bệnh, bạn nên bắt đầu đề phòng hóc xương trong từng bữa ăn của mình, đặc biệt là khi con nhỏ cũng ăn theo bạn:
- Khi ăn cá nên ăn từng miếng nhỏ, nhai thật kỹ trước khi nuốt để phát hiện nhanh chóng trong thịt cá có xương hay không. Có nhiều loại cá xương rất nhỏ nên bạn có thể bị hóc xương nếu không nhai kỹ.
- Không nên vừa cười vừa nói trong lúc đang nhai.
- Luôn giám sát kỹ trẻ nhỏ hay những đối tượng dễ hóc xương khi họ ăn cá hoặc các món ăn có xương.
- Làm sạch xương cá trước khi nấu hoặc ăn phi lê (cá đã được lấy xương) để hạn chế tình trạng hóc xương không mong muốn.
- Khi cho trẻ nhỏ ăn cá, hãy đảm bảo đã bóp nhuyễn cá và lấy hết xương ra ngoài. Hạn chế lựa những loại cá có nhiều xương, đặc biệt là xương nhỏ cho trẻ ăn, vì dù có cẩn thận đến đâu bạn cũng không nên tự tin rằng mình đã đảm bảo được sơ xót trong lúc chế biến.
- Luôn nhắc nhở con ăn chậm, nhai kỹ và tập trung khi ăn để đảm bảo an toàn.
Qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con hy vọng đã gợi ý được các cách chữa hóc xương cá bằng mật ong, tỏi, vitamin C cũng như các lưu ý quan trọng xoay quanh tai nạn hóc xương cá. Các mẹo dân gian ở trên đều mang tính tham khảo. Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc xương cá nhất nên hãy chú ý lọc xương thật kỹ trước khi cho trẻ ăn nhé!