Mẹ&Con - Bạn có biết, chỉ 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày lại có khả năng giúp bạn phòng ngừa và điều trị hàng loạt căn bệnh khác nhau chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn tỏi sống thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày? Tỏi không đơn giản là một loại gia vị làm tăng mùi vị cho món ăn của bạn mà còn là “thần dược” giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu xem chúng ta sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe nào khi ăn tỏi sống, bạn nhé!

tỏi

Thành phần của tỏi có những dưỡng chất nào?

Có thể nói, tỏi là một loại gia vị giàu dưỡng chất khi chỉ trong 100g tỏi đã chứa đến 150g calo, 33g carbohydrates, 6,36g protein cùng với hàng loạt các dưỡng chất khác có thể kể đến như canxi, photpho, kali, mangan, sắt, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6…). Đặc biệt, bên trong tỏi còn có chứa hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides, khoáng chất vi lượng selen. Hơn thế nữa, tỏi còn chứa hàm lượng lớn germanium, thậm chí hàm lượng này còn lớn hơn nhiều lần so với những dược liệu khác mà bạn thường nghe đến như nhân sâm, trà đỏ, trà xanh…

Bên trong tỏi còn có chứa allicin rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, tỏi tươi không chứa allicin tự do như nhiều người vẫn thường nghĩ. Chúng chỉ chứa alliin – tiền chất của allicin. Sau khi bạn băm tỏi thật nhuyễn, các enzyme trong tỏi sẽ kích hoạt và chuyển hóa alliin thành allicin.

Tác dụng của việc ăn tỏi sống đối với cơ thể

Khi ăn tỏi sống, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe rất lớn, tương tự như khi bạn sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng khác. Một số lợi ích tiêu biểu của tỏi đối với sức khỏe có thể kể đến như:

Làm đẹp da

Nếu bạn mong muốn có một làn da khỏe mạnh, không gặp những “nốt đèn pin” đáng ghét thì hãy thử ăn tỏi nhiều hơn nhé! Allicin có trong thành phần của tỏi có khả năng làm đẹp da, giảm hiệu quả của các gốc tự do cũng như kháng viêm, diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm khả năng nổi mụn trứng cá trên da cũng như hạn chế các bệnh về da khác, đặc biệt là tình trạng viêm da.

da dưỡng mãi không đẹp

Phòng và điều trị cảm cúm

Ăn tỏi sống hằng ngày giúp bạn giảm 63% nguy cơ cảm cúm, bởi hợp chất sulfur bên trong tỏi đóng vai trò như một “siêu anh hùng” chiến đấu lại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể bạn. Hơn nữa, nếu thường xuyên ăn tỏi, bạn có thể giảm thời gian bị cảm đến 70% so với bình thường. Nhờ đó, bạn có thể khỏi bệnh nhanh hơn, không còn tình trạng nhưng cơn cảm cúm kéo dài cả tuần như trước.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Khi nói đến hiệu quả của việc ăn tỏi sống thường xuyên, không thể không nói đến công dụng phòng ngừa bệnh tim mạch của tỏi. Loại thực phẩm này sẽ giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa của động mạch chủ, giảm thiểu các cholesterol xấu trong cơ thể, tăng hàm lượng cholesterol tốt, loại bỏ xơ bữa bám trên thành mạch máu. Đặc biệt, tỏi còn có hoạt chất ajoene giúp bạn kiểm soát huyết áp cơ thể ở mức bình thường bởi chỉ cần 600 – 1.500mg tỏi đã có thể giúp bạn giảm huyết áp và đưa huyết áp về mức trung bình trong vòng 24 tuần.

Không chỉ có vậy, tỏi sống còn có công dụng trong việc phòng ngừa hình thành huyết khối bởi khả năng ức chế tích tụ tiểu cầu. Và tỏi còn chứa chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh để làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu nữa đấy nhé!

Tăng khả năng sinh lý ở phái mạnh

Nitric oxide synthase là một loại enzyme có khả năng ảnh hưởng đến sự cương cứng của phái mạnh. Trùng hợp thay, các hợp chất có bên trong tỏi có khả năng sản sinh ra loại enzyme này. Do đó, các chàng đang đau đầu vì “chuyện chăn gối” thì có thể ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày để cải thiện khả năng sinh lý, tăng số lượng “tinh binh”.

Tăng cường cơ bắp, nâng cao thể lực

Một lý do khác để phái mạnh nên chăm chỉ ăn tỏi sống hơn chính là khả năng tăng cường cơ bắp của tỏi. Bên trong loại gia vị này còn chứa chất Creatinine, Allithiamine và Allicin. Đây đều là những chất tốt cho các hoạt động của cơ bắp, giúp bạn giảm tình trạng mệt mỏi, nâng cao thể lực và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

tỏi tốt cho cơ thể

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Có thể nói, tỏi chính là kẻ thù của các căn bệnh ung thư mà tiêu biểu nhất chính là ung thư đường ruột. Loại gia vị này sẽ ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị để có thể ngăn cản sự hình thành nitrosamine, hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng ức chế sự xâm hại của các loại độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể.

Không dừng lại ở đó, tỏi được mệnh danh là thần dược phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bởi bên trong tỏi sống có chứa hàm lượng cap germanium và selen ức chế tình trạng đột biến tế bào, hình thành các gốc tự do. Đặc biệt, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn bổ sung nhiều chất như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene – những cái tên tiêu biểu có khả năng làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%.

Lọc độc tố trong máu

Không chỉ có khả năng tăng cường hoạt động của cơ bắp, allicin trong tỏi còn có khả năng loại bỏ nicotin, tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạn, làm sạch hệ hô hấp và thanh lọc máu hiệu quả.

Mang lại thai kỳ an toàn

Nếu bạn muốn thai nhi phát triển mạnh khỏe, không bị thiếu cân sau khi chào đời, hãy thường xuyên ăn tỏi trong suốt thai kỳ bạn nhé! Hơn nữa, tỏi còn có thể hạn chế chứng cao huyết áp và làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật trong thai kỳ. Ăn tỏi sống mỗi ngày chính là bí quyết giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn hơn!

phụ nữ mang thai

Cải thiện chức năng xương khớp

Bên trong tỏi có chứa nhiều dưỡng chất như mangan, chất chống oxy hóa, kẽm, các loại enzyme, vitamin C và vitamin B6 giúp ức chế sự sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương cũng như tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Hơn nữa, tỏi sống còn tăng cường nội tiết tố estrogen ở phụ nữ.

Nhờ đó, ăn tỏi sống thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình loãng xương, giảm thiểu các vấn đề đau mỏi xương khớp thường gặp.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Tỏi có khả năng hạn chế các căn bệnh liên quan đến vấn đề tuổi tác bởi các dưỡng chất của tỏi có sẽ giúp bạn chống lại quá trình lão hóa, bảo vệ các tế bào não, hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu. Vì thế, người ăn tỏi mỗi ngày có thể ngừa được bệnh mất trí nhớ Alzehimer cũng như các căn bệnh tuổi già khác.

Bạn đã biết ăn tỏi sống như thế nào cho đúng?

Cách ăn tỏi giúp tỏi phát huy tối đa hiệu quả

Khi ăn tỏi sống, không qua nấu nướng và chế biến, bạn nên băm nhuyễn tỏi để tỏi tiết ra enzyme kích thích alliin chuyển hóa thành allicin. Nếu không thể ăn được tỏi sống, bạn có thể chế biến tỏi ngâm với các món ăn khác. Tuy nhiên, sau khi qua 1 lần nấu nướng, các dưỡng chất bên trong tỏi chỉ còn lại khoảng 60%. Do đó, tốt nhất bạn nên ăn tỏi sống để đạt được tối đa công dụng. Hoặc bạn cũng có thể làm tỏi ngâm giấm để loại bớt mùi hôi và hăng của tỏi nhưng vẫn giữ nguyên các dưỡng chất cần thiết.

Một lưu ý khác cho bạn chính là chỉ nên ăn từ 1-2 tép tỏi, tương đương với 10g tỏi mỗi ngày. Ăn quá nhiều tỏi cùng lúc cũng có thể để lại các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.

ăn tỏi mỗi ngày

Làm sao để đánh bay mùi hôi ở tỏi khi ăn sống?

Nếu bạn khó chịu vì mùi của tỏi gây hôi miệng, ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp, bạn có thể làm thơm miệng sau khi ăn tỏi bằng những cách dưới đây:

  • Súc miệng với nước muối
  • Dùng cà phê đen không đường để uống hoặc súc miệng
  • Súc miệng với baking sdoa đã hòa tan với nước ấm
  • Đánh răng bằng kem đánh răng có rắc thêm bột baking soda
  • Nhai sống cần tây
  • Ngậm chanh trong miệng
  • Súc miệng bằng nước cốt chanh pha loãng với nước
  • Nhai một vài lá trà xanh
  • Uống nước trà xanh
  • Súc miệng bằng nước trà xanh
  • Uống sữa bò

trà xanh

10 KHÔNG khi ăn tỏi bạn cần lưu ý

  • Ăn tỏi khi đói: Bạn sẽ dễ cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, thậm chí là bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy nếu ăn tỏi sống khi đói.
  • Ăn tỏi quá nhiều: Chất allicin trong tỏi có thể gây ra tình trạng loãng máu và kích thích dạ dày của bạn.
  • Ăn tỏi khi đang dùng các thuốc chống đông máu, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel). Nếu dùng song song 2 thứ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu của cơ thể.
  • Dùng tỏi sống hoặc các chế phẩm của tỏi khi phẫu thuật. Tốt nhất bạn nên chú ý không ăn tỏi trước khi phẫu thuật ít nhất 1 tuần để hạn chế tình trạng chảy máu trong và sau phẫu thuật.
  • Ăn tỏi khi bị tiêu chảy: Allicin sẽ kích thích thành ruột và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe khi thành ruột bị phù nề, làm tắc nghẽn mạch máu.
  • Dùng tỏi khi đang trong giai đoạn cho con bú: Hoạt chất của tỏi sẽ kích thích dạ dày của trẻ thông qua sữa mẹ, khiến con bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Ăn tỏi khi đang có các bệnh về mắt hoặc thị lực yếu: Tỏi có thể kích thích mắt, gây nên tình trạng viêm kết mạc, viêm bầu mắt, khiến mắt mờ, không nhìn rõ.
  • Ăn tỏi khi có tiền sử mắc các bệnh về gan: Tỏi sẽ gây tổn thương cho gan bởi loại gia vị này có tính nóng, cay, làm nóng gan.
  • Ăn tỏi khi đang bị suy nhược cơ thể: Tỏi có khả năng phát nhiệt, sinh đờm, làm tiêu khí huyết. Vì thế, ăn tỏi khi có thể trạng yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt gà, trứng, cá trắm và thịt chó.

ăn tỏi sống

Tỏi sống là một loại gia vị tốt cho sức khỏe của mỗi người, có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả. Do đó, hãy chú ý ăn đúng cách để tăng cường sức khỏe cho bản thân! Đồng thời, đừng quên chia sẻ ngay bài viết của Tạp chí Mẹ và Con để nhiều người có thể biết thêm về hiệu quả của tỏi đối với cơ thể, bạn nhé!

Bài viết liên quan